Hôm nay,  

Vào Rừng Sâu Lập Làng

20/12/201000:00:00(Xem: 5414)

Vào Rừng Sâu Lập Làng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  tại miền  Đông Nam phần, miền Trung  và Tây  Nguyên, tình trạng xây dựng tràn lan các hệ thống công trình thủy điện đã khiến cho cư dân nhiều địa phương vô cùng khốn đốn. Riêng trên khu vực Nam của vùng Tây  nguyên, để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3 trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, cơ quan chức năng  đã buộc hàng trăm gia đình  cư dân ở xã Đắc P' Lao (huyện Đắc G' Long,  tỉnh Đắc Nông) buộc phải bỏ làng về khu tái định cư mới. Tuy nhiên bốn tháng đã qua, cuộc sống người dân vẫn trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Trong khi đó, hàng chục gia đình không chịu di dời về khu tái định cư đã vào rừng sâu để lập làng kiếm sống. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận  thực trạng này qua bản tin như sau.
Cách trung tâm khu tái định cư Quảng Khê khoảng 3km có một quả đồi mà trên đó có hàng chục căn nhà lụp xụp tựa sát vào nhau. Hầu hết những  gia  đình cư  dân này vừa mới chuyển từ làng cũ về để tránh nước lên. Họ cho biết do nhà mới chưa được cấp nên phải ở tạm bợ trong những căn nhà này. Cũng có một số hộ dân không chấp nhận phương án đền bù và những hộ được nhận tiền đền bù quá ít nên không đủ tiền xây nhà mới. Cư dân Hà Văn Phan, thôn 4, cho biết hầu hết các  gia đình này đều đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Không chỉ vậy, theo anh Phan, tới thời điểm hiện tại các công trình phụ phục vụ khu tái định cư này vẫn hoàn toàn trống không, đến nước sạch mà toàn thôn chỉ có một cái bể nước, hàng trăm người dân phải thay nhau đi vác nước về dùng. Anh Phan cho biết thêm để có thể sống qua ngày, người dân phải chạy ngược về các khu nương rẫy ở làng cũ để trồng trọt.


Để về được làng cũ, nơi có nương rẫy, người dân phải mất 50 ngànđồng cho cả người và xe để đi thuyền qua đoạn nước ngập rộng khoảng 1km. Một số người nói dù đắt đỏ và nguy hiểm nhưng họ buộc phải tìm mọi cách về làng cũ để trồng bắp trồng mì, nếu không sẽ chết đói. Cư dân Yàng A Lựu cho biết anh được cấp một căn nhà mới và được đền bù một ít tiền, nhưng ở bên làng mới thì không có việc để làm nên anh chị phải bế hai con về làng cũ dựng căn lều nhỏ tại cái chuồng trâu cũ, hằng ngày lên rẫy trồng mì kiếm sống.
Không chỉ vợ chồng anh Lựu mà còn khá nhiều hộ dân dù đã bị dỡ nhà cửa nhưng vẫn quyết tâm dựng lều bám trụ lại làng cũ để ở, để kiếm cái ăn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất không phải là việc người dân cố bám trụ lại các ngôi làng cũ mà hiện có hàng chục  gia đình cư  dân đã kéo ngược lên khu vực rừng sâu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng để lập làng.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, một người dân tại đây cho biết do họ không đồng tình với phương án đền bù không hợp lý vì bị thiệt thòi nên không biết đi đâu, về đâu, trong khi đó nước đã ngập hết nhà cửa, vườn tược nên phải đưa nhau vào rừng, nơi ngày xưa cha ông đã làm rẫy để dựng nhà kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nha Trang, Khánh Hòa... tai họa lớn. Bản tin VOA kể: Ít nhất 13 người chết và 4 người mất tích trong trận lở đất, lũ quét ở tỉnh Khánh Hòa, sáng hôm 18/11, theo hãng tin AP
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm môi trường... Bản tin VOV kể về tỉnh Điện Biên: Ngay vào đầu vụ sản xuất, chế biến dong riềng năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động này.
Có vẻ như làng taxi Việt Nam khó thở... Báo Lao Động kể về tình hình: Thừa nhận không cạnh tranh được Grab, doanh nghiệp Việt rút lui khỏi Vinataxi. Tracodi đã quyết định thoái toàn bộ vốn tại liên doanh Vinataxi và chính thức rút khỏi ngành taxi.
Trong khi hàng chục ngư dân Việt Nam trong nhà giam than trời, đội tuyển túc cầu Việt Nam đá thắng đội tuyển Malaysia 2-0 trong giải AFF.
Khi các quan chức xây xong biệt phủ, hễ bị kể tội tham nhũng, sẽ xin quy chế tù tại gia... tuyệt vời tiện nghi.
Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nào? Giò bì phố Xuôi, gà Đông Tảo, nhãn lồng, tương Bần… vâng. Bây giờ có thêm đặc sản: thạc sĩ chui.
Dân số Sài Gòn là bao nhiêu? Mõi năm tăng bao nhiêu? Bản tin VOV ghi lời Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP SG, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở của thành phố cho biết, TP SG hiện là địa phương đông dân nhất cả nước, với khoảng 8,7 triệu người.
Hãy hình dung rằng quan chức nói ngọng... và trong khi nói tiếng Anh với quan khách quốc tế, giả sử quan chức biết tiếng Anh chút đỉnh, thế là cứ Yes với “Lo” loạn xà ngầu... Mỹ nghe cũng nhức đầu.
Giáo dục lúc nào cũng có chuyện nhức nhối... Có nên đổi tên cấp tiểu học thành cấp 1, và vân vân.,.. hay không?
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn tới đâu? Coi bộ sẽ kéo dài nhiều năm cũng chưa xong,,,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.