Hôm nay,  

Làng Sóng Đánh

6/16/201000:00:00(View: 3108)

Làng Sóng Đánh

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại các làng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung, cứ vào mùa mưa bão, người dân luôn sống trong lo sợ, và khi những trận bão bất thần từ  biển Đông tràn vào,   nhà của cư dân bị tàn phá, nhiều gia đình  không còn nơi cư trú, phải di  chuyển vào đất liền  và đối mặt với bao khó khăn trong đời sống. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này tại một xã của tỉnh Thừa Thiên qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Thưà Thiên-Huế, nhiều  gia đình cư  dân sống ven biển ở hai thôn Hòa Duân và An Dương (xã Phú Xuân, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đang sống trong nơm nớp lo sợ khi sóng biển sắp "cướp" đi ngôi nhà của mình.
Cư dân 2 ngôi làng từ xưa sinh sống cách biển hàng trăm mét với những hàng dương liễu vững chắc. Nhưng sau mỗi cơn bão, biển lại xâm thực một cách dữ dội. Bây giờ, những ngôi nhà ven biển chỉ còn lại đống đổ nát nằm trơ móng. Sóng biển cứ đánh, người dân cứ chạy, chạy đến khi hết phần đất của gia đình thì không biết về đâu.


Cư dân Trần Đông Hiếu, làm nhà tại thôn Hòa Duân cách đây 4 năm chỉ tay về phía dãy nhà bỏ hoang, nói: "Trước đây, nhà tui cách biển hàng trăm mét. Thấy đất rộng, chủ một doanh nghiệp đã thuê đất cho xây hồ nuôi tôm. Nhưng bây giờ thì họ đã "bỏ của chạy lấy người". Sóng biển đánh tan tành cả rồi". Đập vào mắt chúng tôi là cả một cơ sở với hệ thống bể nuôi tôm, nhà xưởng sập đổ hoàn toàn đang dần vùi trong cát.
Theo lời trưởng thôn Hòa Duân tên là Hồ Đen cho biết: "Các  gia đình ở sát mép sóng chỉ sống được vào mùa nắng. Mùa mưa không ai dám ở nhà". Theo người dân trong thôn, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền trung bình khoảng 10m, năm nào có bão lớn thì biển còn lấn sâu hơn nhiều. Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần huy động đắp đê bao nhưng vẫn không ngăn được sóng biển. Còn 13  gia đình cư  dân ở thôn An Dương thậm chí không dám ở trong nhà mình. Nhiều ngôi nhà kiên cố chênh vênh, nghiêng dần đang chờ ngày biển... "nuốt".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, tiếp xúc với  phóng viên, quyền chủ tịch  ủy ban xã Phú Xuân,  Huỳnh Quang Tuyến cho biết: "Có tổng cộng 18  gia đình dân thuộc 2 thôn phải di dời khẩn cấp. Xã đã phân lô đất để định cư , tuy nhiên còn chờ cấp trên lên lịch mới có thể tiến hành". Và mùa mưa bão sắp đến (tháng 8 - 11 hằng năm), người dân lại đứng ngồi không yên. Thêm mùa mưa này, các  gia đình  trên sẽ mất nhà...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 7/7 nguồn tin từ UBND xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, một người dân trên địa bàn xã này vừa bị bạch tuộc cắn tử vong.
Chủ Nhật này là ngày 9 tháng 7 năm 2017. Như thế là tròn 64 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử.
Có nhiều người đang khởi động chiến dịch chống chích thuốc chủng ngừa... nguy hiểm vô cùng tận. Như thế, nên hiểu là tương đương với âm mưu sát nhân tập thể...
Công an tỉnh Nghệ An tập trận ầm ĩ, hù dọa người dân... trong khi xưởng thép Quảng Nam ô nhiễm tới mức ngườid ân phaỉ xuống đường, phản đối...
Có phải vì sinh suất giảm, làm nền kinh tế Việt Nam nguy hại?
Báo Khám Phá kể chuyện về 4 người đuối nước tại thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội): "Tưởng 2 anh theo xe đưa các cháu đi cấp cứu, nào ngờ cả 2 đuối nước dưới ao"...
Mục tiêu tăng trưởng nên đặt ra định mức bao nhiêu cho kinh tế Việt Nam? Thấp thì nhà nước không vui, cao quá thế giới sẽ cười bể cả lồng kính ông Hồ... Nên đòi tăng trường 50% chăng?
Nhà máy nghìn tỷ đắp chiếu tới đâu rồi? Bản tin VOV kể chuyện “Nhà máy 8.000 tỷ đồng đắp chiếu: Một loạt sếp lớn mất chức.”
Bản tin Sputnik từ Moscow ghi rằng Việt Nam đã yêu cầu Liên bang Nga ủng hộ lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và mang đóng góp vào việc duy trì hòa bình trong khu vực
Lần nào cũng vậy, khi tôi bước vào khu CVS, thấy thiên hạ tụ năm tụ bảy, kẻ dò vé, người cạo số. Đúng vậy, họ mua vé số rồi dò, rồi cạo hy vọng trúng lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.