Hôm nay,  

Làng Sóng Đánh

6/16/201000:00:00(View: 3092)

Làng Sóng Đánh

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại các làng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung, cứ vào mùa mưa bão, người dân luôn sống trong lo sợ, và khi những trận bão bất thần từ  biển Đông tràn vào,   nhà của cư dân bị tàn phá, nhiều gia đình  không còn nơi cư trú, phải di  chuyển vào đất liền  và đối mặt với bao khó khăn trong đời sống. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này tại một xã của tỉnh Thừa Thiên qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Thưà Thiên-Huế, nhiều  gia đình cư  dân sống ven biển ở hai thôn Hòa Duân và An Dương (xã Phú Xuân, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đang sống trong nơm nớp lo sợ khi sóng biển sắp "cướp" đi ngôi nhà của mình.
Cư dân 2 ngôi làng từ xưa sinh sống cách biển hàng trăm mét với những hàng dương liễu vững chắc. Nhưng sau mỗi cơn bão, biển lại xâm thực một cách dữ dội. Bây giờ, những ngôi nhà ven biển chỉ còn lại đống đổ nát nằm trơ móng. Sóng biển cứ đánh, người dân cứ chạy, chạy đến khi hết phần đất của gia đình thì không biết về đâu.


Cư dân Trần Đông Hiếu, làm nhà tại thôn Hòa Duân cách đây 4 năm chỉ tay về phía dãy nhà bỏ hoang, nói: "Trước đây, nhà tui cách biển hàng trăm mét. Thấy đất rộng, chủ một doanh nghiệp đã thuê đất cho xây hồ nuôi tôm. Nhưng bây giờ thì họ đã "bỏ của chạy lấy người". Sóng biển đánh tan tành cả rồi". Đập vào mắt chúng tôi là cả một cơ sở với hệ thống bể nuôi tôm, nhà xưởng sập đổ hoàn toàn đang dần vùi trong cát.
Theo lời trưởng thôn Hòa Duân tên là Hồ Đen cho biết: "Các  gia đình ở sát mép sóng chỉ sống được vào mùa nắng. Mùa mưa không ai dám ở nhà". Theo người dân trong thôn, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền trung bình khoảng 10m, năm nào có bão lớn thì biển còn lấn sâu hơn nhiều. Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần huy động đắp đê bao nhưng vẫn không ngăn được sóng biển. Còn 13  gia đình cư  dân ở thôn An Dương thậm chí không dám ở trong nhà mình. Nhiều ngôi nhà kiên cố chênh vênh, nghiêng dần đang chờ ngày biển... "nuốt".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, tiếp xúc với  phóng viên, quyền chủ tịch  ủy ban xã Phú Xuân,  Huỳnh Quang Tuyến cho biết: "Có tổng cộng 18  gia đình dân thuộc 2 thôn phải di dời khẩn cấp. Xã đã phân lô đất để định cư , tuy nhiên còn chờ cấp trên lên lịch mới có thể tiến hành". Và mùa mưa bão sắp đến (tháng 8 - 11 hằng năm), người dân lại đứng ngồi không yên. Thêm mùa mưa này, các  gia đình  trên sẽ mất nhà...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến thanh trừng hay chống tham nhũng? Bây giờ lộ ra rằng ngân hàng chỉ là nơi gom tiền đồng bào để quan chức rủ nhau đục khoét... Vậy là nợ xấu lại dồn cho chính phủ.
Miền Tây sẽ chìm dưới mặt nước biển… đó là viễn ảnh có vẻ như khó ngăn cản, theo lời báo động từ các chuyên gia.
Sài Gòn nổi tiếng về ẩm thực… ai cũng biết. Và cũng nổi tiếng về sự cởi mở, ai cũng biết – do vậy, mới có cuộc xuống đường mấy ngàn người hỗ trợ các bạn giới tính thứ ba.
Chỗ nào cũng nghe tiếng than dậy trời... kêu cứu, xin kêu cứu. Mới biết cõi này là khổ. Báo Người Lao Động kể: Chủ hụi ôm tiền tỉ "mất tích", 77 nạn nhân gửi đơn kêu cứu... Hàng chục tiểu thương tại một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phải kêu cứu cơ quan chức năng vì chủ hụi bất ngờ "mất tích".
Trước tiên là mắt... Có phải vì ngaỳ nào cũng ngó thấy hình ông Hô cho nên rủ nhau ngứa mắt? Báo SGGP kể rằng theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
Báo Tuôi Trẻ ghi nhận một con số: '70% giáo viên phổ thông không có năng khiếu sư phạm'... Ông Nguyễn Đình Anh, nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An, đưa ra con số "gây sốc" trên tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.
Đà Nẵng không còn như xưa... Sơn Trà hoàn toàn khác... Các hô phụ huynh cũng không hệt như những ngày xưa cũ...
Vậy là tới mùa chay... Tới mùa rủ nhau ăn chay... Các thành phố hóa ra cũng tâm linh rất mực... Báo Tuổi Trẻ kể: Thực phẩm chay trong mùa 'cháy hàng'...
Trong khi lẽ ra việc cứu những con chó từ các lò mổ phải là của chính phủ, của Sở Thú Y… vậy mà, không cơ quan nào bận tâm hết… Thế là, một nhóm trẻ bắt tay vào việc.
Câu chuyện 2 nhà sư hát dòng nhạc Bolero tuyệt vời lên đài truyền hình dự thi bây giờ hóa ra không phải nhà sư thật, chỉ là người tự tu trong một ngôi chùa ngoài luồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.