Hôm nay,  

Làng Sóng Đánh

6/16/201000:00:00(View: 3086)

Làng Sóng Đánh

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại các làng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung, cứ vào mùa mưa bão, người dân luôn sống trong lo sợ, và khi những trận bão bất thần từ  biển Đông tràn vào,   nhà của cư dân bị tàn phá, nhiều gia đình  không còn nơi cư trú, phải di  chuyển vào đất liền  và đối mặt với bao khó khăn trong đời sống. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này tại một xã của tỉnh Thừa Thiên qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Thưà Thiên-Huế, nhiều  gia đình cư  dân sống ven biển ở hai thôn Hòa Duân và An Dương (xã Phú Xuân, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đang sống trong nơm nớp lo sợ khi sóng biển sắp "cướp" đi ngôi nhà của mình.
Cư dân 2 ngôi làng từ xưa sinh sống cách biển hàng trăm mét với những hàng dương liễu vững chắc. Nhưng sau mỗi cơn bão, biển lại xâm thực một cách dữ dội. Bây giờ, những ngôi nhà ven biển chỉ còn lại đống đổ nát nằm trơ móng. Sóng biển cứ đánh, người dân cứ chạy, chạy đến khi hết phần đất của gia đình thì không biết về đâu.


Cư dân Trần Đông Hiếu, làm nhà tại thôn Hòa Duân cách đây 4 năm chỉ tay về phía dãy nhà bỏ hoang, nói: "Trước đây, nhà tui cách biển hàng trăm mét. Thấy đất rộng, chủ một doanh nghiệp đã thuê đất cho xây hồ nuôi tôm. Nhưng bây giờ thì họ đã "bỏ của chạy lấy người". Sóng biển đánh tan tành cả rồi". Đập vào mắt chúng tôi là cả một cơ sở với hệ thống bể nuôi tôm, nhà xưởng sập đổ hoàn toàn đang dần vùi trong cát.
Theo lời trưởng thôn Hòa Duân tên là Hồ Đen cho biết: "Các  gia đình ở sát mép sóng chỉ sống được vào mùa nắng. Mùa mưa không ai dám ở nhà". Theo người dân trong thôn, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền trung bình khoảng 10m, năm nào có bão lớn thì biển còn lấn sâu hơn nhiều. Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần huy động đắp đê bao nhưng vẫn không ngăn được sóng biển. Còn 13  gia đình cư  dân ở thôn An Dương thậm chí không dám ở trong nhà mình. Nhiều ngôi nhà kiên cố chênh vênh, nghiêng dần đang chờ ngày biển... "nuốt".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, tiếp xúc với  phóng viên, quyền chủ tịch  ủy ban xã Phú Xuân,  Huỳnh Quang Tuyến cho biết: "Có tổng cộng 18  gia đình dân thuộc 2 thôn phải di dời khẩn cấp. Xã đã phân lô đất để định cư , tuy nhiên còn chờ cấp trên lên lịch mới có thể tiến hành". Và mùa mưa bão sắp đến (tháng 8 - 11 hằng năm), người dân lại đứng ngồi không yên. Thêm mùa mưa này, các  gia đình  trên sẽ mất nhà...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.