Hôm nay,  

Lúa Non Chết Rũ

6/15/201000:00:00(View: 3498)

Lúa Non Chết Rũ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  trong những ngày vưà  qua, tại tỉnh Bình Định, những cánh đồng lúa ở xã Phước Sơn huyện Tuy Phước bị chết hàng loạt, một mùa vụ trắng tay đang cận kề. Dẫu biết đồng ruộng bị nhiễm mặn nhưng các cơ quan chức năng không khuyến cáo cũng như chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nước mặn xâm nhập ruộng lúa. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại huyện  Tuy Phước,tỉnh Bình  Định, có qua những ngôi làng nghèo nằm ven đầm Thị Nại của xã Phước Sơn mới hiểu được nỗi lo lắng của người dân khi lúa chết. Ngoài những đồng ruộng bỏ hoang từ năm trước là những cánh đồng trơ trụi, mùi lúa non chết rục bốc lên nồng nặc. Nông dân Huỳnh Thái Dũng (61 tuổi - ở xóm 14, thôn Dương Thiện) kể khổ: "Toàn thôn có 3 xóm (xóm 13, xóm 14 và xóm 15) nhưng chỉ những đám ruộng ở xóm 13 là thoát nạn, còn lại các cánh đồng Mả Ông Muôn, Nhà Lường, Gò Sậy... thuộc xóm 14 và 15 đều bị chết yểu. Gia đình tôi làm được 5.5 sào ruộng ở đồng Gò Sậy, xuống giống chưa được một tuần thì lúa non đã quắn đọt rồi chết thối. Cả 4 người trong gia đình đều trông chờ vào chừng ấy ruộng, giờ không làm được, chẳng biết mùa giáp hạt tới lấy gì để ăn"".


Gia đình  cư dân  Trần Hữu Ngành (59 tuổi, ở thôn Dương Thiện) càng khốn khổ hơn, gieo sạ 11 sào ruộng thì giờ có 9 sào ở đồng Gò Sậy nhiễm mặn.  Ông Ngành cho biết: "Vụ đông-xuân kết khúc từ tháng 2 Âm lịch, đồng ruộng đang khô nứt nẻ thì nước mặn ở đầm Thị Nại tràn vào suốt thời gian dài. Đến vụ thu này, lẽ ra trước khi sạ giống phải dẫn nước ngọt về trước để nông dân "thay chua, rửa mặn" nhưng nước ngọt khan hiếm, chỉ đủ để làm đất rồi xuống giống ngay. Gieo sạ được hai ba ngày tôi ra thăm đồng thì thấy... muối đóng lớp trên mặt ruộng!".
Làm nhiệm vụ ngăn mặn giữa đầm Thị Nại và cánh đồng thôn Dương Thiện là bờ tràn Dương Thiện. Bờ tràn này có tất cả 153 cửa ván phai (ván gỗ dày ghép lại) thì 15 cửa đã vỡ toác, gần 140 cửa còn lại bị vênh, thủng, nước đầm Thị Nại mặc sức tràn vào. Chính quyền địa phương đã "chữa cháy" bằng cách dùng bao tải đựng cát chèn vào những nơi gỗ mục để ngăn mặn. Được một thời gian bao cát cũng mục theo và nước mặn lại tràn vào ruộng.
Bạn,
Báo SGGP dẫn  lời  của chủ tịch  ủy ban xã Phước Sơn Nguyễn Ngọc Tiến  cho biết, ngoài diện tích hơn 10  hécta ở xóm 14 thôn Dương Thiện lúa gieo đã chết, còn có 30 hécta khác ở thôn Lộc Thượng và thôn Vinh Quang 2 đang bị nhiễm mặn và phèn, hạt giống cũng bị queo mầm, đang chết dần. Trước khi gieo sạ vụ thu này,  xã  mua đất cát bỏ vào bao chắn các cửa phai bị vỡ nhưng không cầm cự được bao lâu. Nếu tình trạng nước mặn không ngừng xâm nhập thì thiệt hại vụ này ở Phước Sơn sẽ hơn 100 hécta.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.