Hôm nay,  

Xóm Rác Cuối Năm

13/02/201000:00:00(Xem: 2734)

Xóm Rác Cuối Năm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, hơn 10 năm trước, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hàng trăm con người với muôn cảnh đời nghèo ngặt đổ xô về bãi rác ở phường Tân Xuyên, thành phố tỉnh lỵ để kiếm sống trên những thứ mà thiên hạ đã bỏ đi. Họ nhặt nhạnh những tấm bạt cũ, rách mà dựng lên những túp lều để chui ra chui vào. Cái xóm rách nát và dị thường ấy được người dân địa phương gọi là "xóm rác". Tháng 8-2008, tỉnh Cà Mau xây một khu lưu dân cư bên cạnh bãi rác, đưa những  gia đình này vào ở. Tuy được an cư nhưng cuộc mưu sinh trên rác của họ vẫn chưa dừng lại. Báo Người Lao Động ghi nhận về toàn cảnh xóm rác này vào những ngày cuối năm qua đoạn ký sự như sau.
Trời cuối năm se lạnh, thỉnh thoảng từng đợt gió lại lùa về những mùi "đặc trưng" từ những mớ hổ lốn của xác súc vật và đủ thứ rác thải sinh hoạt. Nhưng hàng trăm con người vẫn lầm lũi, miệt mài bới tìm trong đống rác những gì mà họ cho là quý nhất để mưu sinh. Đêm xuống, với đèn pin, túi ni-lông, gậy gộc, móc sắt..., họ lại lao vào những đống hỗn tạp, hôi thối mà ra sức cào xới. Tiếng hò hét, văng tục, tiếng va chạm của gậy gộc... chát chúa như lấn át cả tiếng động cơ của những chiếc xe đổ rác đang quay ngược về trung tâm  thành phố. Cứ thế, họ bới hết đống rác này rồi lùng sục sang đống rác khác để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể bán được. Sau một đêm bới tung cả bãi rác hàng chục hécta, mỗi người kiếm được từ 20 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng.


"Không có phương tiện sản xuất, không giấy tờ tùy thân, lại thất học nên cuộc sống của người dân xóm rác dường như ngày càng gắn chặt hơn với rác. Kiếm ăn ở bãi rác rất nguy hiểm, không cẩn thận sẽ bị cần cẩu xúc rác quật trúng hay giẫm phải vật sắc nhọn. Còn chuyện giành giật, đánh nhau đổ máu thì xảy ra như cơm bữa" -  ông Nguyễn Minh Quang, tổ trưởng khu lưu dân cư xóm rác, chua chát nói.
Những ngày giáp Tết, xóm rác vẫn đìu hiu đến lạ, dù nơi đây chỉ cách trung tâm TP Cà Mau vài cây số. Trong căn nhà số 8 của ông Lê Văn Pho (quê Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển- Cà Mau) nóng hầm hập mà có đến 7 người chen chúc. Đây là gia đình đông nhất và cũng nghèo nhất xóm rác. Hầu như tất cả đồ đạc trong nhà này đều được nhặt từ bãi rác mang về dùng. Bản thân ông bị tai biến nằm liệt trên giường, vợ lại ốm yếu, có 5 người con thì 3 người bị thiểu năng trí tuệ.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, mặc cảm về sự nghèo khó khiến người dân trong xóm này gần như không giao thiệp với bên ngoài. Ngay cả những đứa trẻ trong xóm, chúng cũng như ý thức được thân phận nên chỉ quanh quẩn trong xóm, rất ít khi kết bạn với những đứa trẻ bên ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.