Hôm nay,  

Đời Người, Đời Chiếu

13/03/200700:00:00(Xem: 2512)

Đời Người, Đời Chiếu

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, có một  xã của người  Lạch thuộc sắc tộc K'ho chuyên nghề  đan chiếu  truyền thống. Đó là xã Lát với những phụ nữ từ khi sinh ra đã gắn bó với nghề này.Hàng ngày, sau những giờ lên rừng, làm rẫy, các cô gái, phụ nữ trong bản làng lại trở về với nghề đan chiếu hoa. Báo Người Lao Động ghi nhận về nghề đan chiếu tại xã này qua đoạn ký sự như sau.

Những chiếc chiếu hoa độc đáo là nét văn hóa truyền thống khá đặc trưng của người Lạch. Không giống như chiếu cói phương Bắc, chiếu lác (bàng) phương Nam. Chiếc chiếu bêl bàng (chiếu hoa) ở nơi đây được làm từ cây tơ đung, một loại cây rừng thường mọc ở chỗ trũng, đầm lầy. Cây tơ đung phát triển rất nhanh, có khi cao đến 4m. Những công đoạn làm chiếu bêl bàng khá tỉ mỉ và công phu. Đầu tiên là việc chọn nguyên liệu. Cây tơ đung mọc hoang trong rừng và mỗi tháng một lần người ta cắt tơ đung. 30 ngày tuổi là thời gian đủ để thu hoạch. Khi tơ đung được phơi khô phải phân loại to theo to nhỏ theo nhỏ để khi đan các dây có kích thước đều nhau và đem ngâm nước 20 đến 30 phút cho chắc, dẻo. Kế đến dùng chân đạp cho các sợi tơ đung dập nát rồi dùng  thanh tre vót cho các sợi đều nhau và đem phơi khô lại. Khi phơi lần thứ hai xong phải giữ độ ẩm để sợi dây mềm mại. Cuối cùng trước khi hoàn chỉnh nguyên liệu phải vót các sợi tơ đung thêm lần nữa cho thật đều nhau.

Và cũng từ nguyên liệu của cây tơ đung này, phụ nữ Lạch còn đan cho mình những chiếc túi đa dụng. Đấy không chỉ dùng để cất vật dụng trong nhà mà còn là chiếc đãy đựng gạo khi đi xa, đựng cơm nắm khi lên rừng, lên rẫy. Chị Kna Jan Tư, một người gắn bó với công việc đan chiếu bêl bàng từ thủa nhỏ, giờ đã là người truyền nghề cho lớp con cháu cho biết: "Dường như người phụ nữ Lạch khi sinh ra đã có khiếu đan. Không khuôn mẫu, không cần dụng cụ kèm theo, chỉ có đôi tay chắp nối sợi ngang sợi dọc là có thề tạo ra những sản phẩm theo ý muốn. Đan chiếu bêl bàng là một nghề truyền thống của người Lạch mà không đâu có cả, thế nhưng để làm nên một chiếc chiếu không chỉ tốn công sức mà còn phải kiên trì (mỗi chiếc chiếu từ chuẩn bị nguyên liệu đến khi đan xong ít nhất phải mất 15 ngày) vì thế chúng tôi đang dành nhiều tâm huyết để lưu giữ nét văn hóa riêng của sắc tộc mình không bị mai một theo thời gian".

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, cùng với nghề dệt tổ cẩm truyền thống, phụ nữ Lạch từ khi sinh ra đã gắn bó và không thể nào dứt mình ra khỏi manh chiếu bêl bàng. Trong ngày lễ trong đại nhất đời người là ngày cưới, dù nhà giàu hay nghèo cũng không thể nào thiếu được cặp chiếu bêl bàng.Dường như đó là chứng nhân cho sự thủy chung, cho hạnh phúc lứa đôi.Rồi đến khi nhắm mắt lìa đời, chiếc chiếu lại là kỷ theo họ về bên kia thế giới. Với người Lạch, nếu ai không được bó trong chiếc chiếu bêl bàng khi về với tổ tiên, họ như thấy kiếp người chưa trọn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.