Hôm nay,  

Những Xe Ngựa Cuối Cùng

23/09/200400:00:00(Xem: 5086)

Bạn,
Tại ở ấp Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, sáng nào người dân cũng thấy một ông lão trạc 80 tuổi mặc cái áo bành tô, quần "bò" bạc màu, đầu trần, chân mang đôi dép da có quai hậu ngồi trên chiếc ghế đá ở đường Bạch Đằng - cạnh bờ sông chuẩn bị cho một ngày mới với công việc đánh xe ngựa. Ông lão này là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở thị xã tỉnh lỵ Bình Dương. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng của nghề đánh xe ngựa tại miền Đông nam phần qua đoạn ký sự như sau.
Ông tên là Phạm Văn Viên (Út Sáp) - người có 62 năm kinh nghiệm và cũng là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở đất Bình Dương. Tựa lưng vào ghế đá, miệng nhai ngấu nghiến ổ bánh mì, ông Út Sáp chậm rãi nói về thu nhập của mình: "Mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 26 ngàn đồng, đủ nuôi sống hai vợ chồng già". Ngày làm việc của ông bắt đầu từ 3 giờ rưỡi sáng, đánh xe chở dưa cà, rau cải của bà khách mối đầu tiên lên chợ Bình Dương (khoảng 3km).


Cuốc xe kế tiếp là những giỏ cá hấp và chuyến xe cuối cùng là hai gánh xôi. 11giờ trưa đánh xe về nhà, cơm nước xong, xách bao đi cắt cỏ là kết thúc một ngày làm. Nhìn con ngựa đang cắm đầu nhai cỏ, ông Út Sáp nhớ lại: "Tôi sinh ra và lớn lên thời giặc giã và chọn nghề đánh xe ngựa vì nghĩ nghề này không hại ai mà lại có đồng ra đồng vào mỗi ngày. Bây giờ thì khác, xe ôm, xe buýt đầy đường nên xe ngựa có lấy nửa tiền cũng không ai thèm đi!".Tại chợ Bà Điểm, huyện Hóc Môn, vẫn còn một chiếc xe ngựa cọc cạch thồ hàng mỗi ngày. 5 giờ sáng con ngựa đạm (màu vàng) kéo chiếc xe thổ mộ từ chợ Trung Chánh đến chợ Bà Điểm. Chiếc xe ngựa này thường chở trầu cau, cá đồng cho người dân trong vùng.
Ông Út Sáp cho biết: "Đời xưa người hành nghề đánh xe ngựa phải đủ 18 tuổi trở lên và phải trải qua một kỳ thi lấy giấy phép cầm cương như ta thi bằng lái xe bây giờ. Sau khi được bác sĩ chứng nhận tình trạng sức khỏe tốt, thí sinh được gọi vào phòng ông cò (cảnh sát). Ông cò sẽ đưa ra 36 bảng ký hiệu giao thông bắt mình giải thích từng phần một".
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, tại chợ Bà Điểm, huyện Hóc Môn, vẫn còn một chiếc xe ngựa cọc cạch thồ hàng mỗi ngày. 5 giờ sáng con ngựa đạm (màu vàng) kéo chiếc xe thổ mộ từ chợ Trung Chánh đến chợ Bà Điểm. Chiếc xe ngựa này thường chở trầu cau, cá đồng cho người dân trong vùng. Ông Trần Văn Tài, 61 tuổi ở ấp Đông Lân, xã Bà Điểm - Hóc Môn cầm cương xe ngựa đã 22 năm, tâm sự: "Mấy ông ở xã khuyên tôi ráng giữ nghề coi như bảo tồn một nét văn hóa. Còn tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình giữ được ngày nào hay ngày đó. Với lại nhờ chạy xe ngựa cọc cạch cũng có đồng ra đồng vô phụ bà xã tiền chợ búa".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.