Hôm nay,  

Số Phận Con Trâu

2/26/200900:00:00(View: 3548)

SỐ PHẬN CON TRÂU

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, mấy năm gần đây, khắp các tỉnh, thành miền Tây như Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ rộ lên nhiều quán đặc sản "trâu luộc mè". Món ngon làm khoái lòng nhiều người, nhất là giới ăn nhậu. Và cuối giờ chiều, hàng quán đông đặc thực khách  thưởng thức thịt trâu. Trong số đó, chắc ít ai nghĩ rằng chính mình là người góp phần sau cùng trong cuộc biệt ly giữa con trâu với người nông dân vốn từng gắn bó, nặng tình nợ nghĩa.  Báo SGGP viết về số phận con trâu tại  miền Tây qua đoạn ký sự như sau. 
Tại Cần Thơ, ông Hai Tấn,chủ một quán nhậu cho biết, ông bán thịt trâu đã 5-7 năm nay, nguồn lấy từ các lò mổ. Dân nhậu thì tấm tắc khen thịt trâu ngon, bổ, rẻ. Nước cơm mẻ nấu lẩu sôi sùng sục, lòng trâu, thịt trâu, rau cù nèo, chuối chát thả vào đúng là tuyệt vời! Nhưng nhiều quán "trâu luộc mẻ" mọc lên bao nhiêu thì đàn trâu giảm đi bấy nhiêu. Năm 1995, đàn trâu ở miền Tây còn khoảng 130 ngàn con, chiếm 4,2% đàn trâu của cả  VN, nhưng hiện giờ, đàn trâu chỉ còn khoảng 50 ngàn con, rải rác ở Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu . . . Quả thật, khó có thể nhìn thấy sự sụt giảm nào diễn ra nhanh đến vậy. Cách nay vài năm, cứ men ra đến bờ ruộng là bắt gặp con trâu. Còn bây giờ, chạy suốt một cánh đồng rộng lớn như... Đồng Tháp Mười, chưa chắc đã nhìn thấy hình ảnh quen thuộc đó.


Kết quả ấy là tất yếu của quá trình thay thế "nhiệm vụ lịch sử" trong canh tác lúa. Kể từ ngày chiếc máy cày xuất hiện trên đồng ruộng, số phận con trâu càng trở nên hẩm hiu. Từ là "đầu cơ nghiệp", con trâu trở thànhsức kéo của các phương tiện vận chuyển thô sơ để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ở các vùng nông thôn như: chuyên chở lúa gạo, phân bón...  Thế nhưng, quá trình này cũng không tồn tại được bao lâu bởi sự cạnh tranh của các phương tiện giao thông hiện đại. Ông Nguyễn Văn Tư (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) nhớ lại: "Trước đây, gia đình tôi nuôi hơn chục con trâu, tới mùa vụ là làm không kịp nghỉ, thu nhập khá lắm, sống khỏe ru. Sau đó, khi không ai thèm thuê nữa, tôi bắt trâu kéo xe nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, đành bán đàn trâu đi". Hàng loạt gia đình khác ở miền Tây cũng từng nhờ trâu mà khá giả, giờ đây nhắc lại chuyện cũ ai cũng mủi lòng. Không mủi lòng sao được khi sự gắn bó thân thiết giữa trâu và người là rất lớn. Người ta nói: Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua đất. Đất với trâu là thước đo giá trị tài sản của nhà nông. Uy thế, địa vị của người nông dân trong làng xóm, trong cộng đồng phụ thuộc vào số lượng trâu và đất.  
Bạn,
Báo SGGP ghi nhận rằng theo đà phát triển,  máy móc dần thay thế sức người, sức vật để làm ra nhiều của cải hơn cho xã hội. Sản xuất nông nghiệp cũng vậy, cơ giới hóa là ước ao của bao nông dân, nhưng "cuộc chia tay với con trâu vẫn có cái gì đó quyến luyến, ngậm ngùi, không sao tả được."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong tuần vừa qua, có một ngày rất đặc biệt: Ngày Thơ Thế giới. Tên tiếng Anh là World Poetry Day.
Có phải Việt Nam sẽ qua mặt Singapore để trở thành thung lũng Silicon trong vùng Đông Nam Á? Hay chỉ là nằm mơ? Hay chỉ là được thổi ống đu đủ?
Vậy là sóng gió Biển Đông... Trung Quốc hung hăng... Việt Nam lạnh cẳng... Bản tin VOA kể: Hải quân Trung Quốc sắp tiến hành tập trận trên Biển Đông. Reuters dẫn nguồn từ tờ báo chính thức của quân đội TQ hôm 23/3 cho biết hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ các cuộc diễn tập thường niên.
Vậy là cấm đánh cá Biển Đông... Trung Quốc ngang ngược như thế. Và thế là Việt Nam phản đối... Nhưng ảnh hưởng là: tàu lạ quấy nhiễu, tấn công tàu cá Việt Nam.
Vậy là bàn tay sắt của công an Trung Quốc vươn sang tận Châu Âu để đàn áp dân tộc Duy Ngô Nhĩ... Cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam rơi vào tay TQ, sẽ y hệt như thế...
Nổ lớn, nhưng may mắn là nổ ban đêm, nhằm lúc vắng người… Đây cũng là lúc nhắc nhở về an toàn trong khu phố…
Việt Nam dưới mắt Trung Quốc chỉ là một quốc gia láng giềng, yếu kém, nhỏ nhoi, bướng bĩnh, “chẳng đáng xem,” nhưng cũng là “bất khuất, đồng chủng, đồng văn” với TQ... Đó là cái nhìn từ các chiến lược gia TQ. Đúng hay sai?
Chúng ta đang tới gần Hạnh phúc... Đúng ra, là tới gần Ngày Quốc tế Hạnh phúc... Chính thức, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm là Ngày 20 tháng Ba.
Hai miền Đại Hàn có vẻ như sẽ thoát một trận đổ máu kinh hoàng... Đó là hy vọng, trong khi một hội nghị thượng đỉnh Liên Triều sắp tổ chức. Thà là nói chuyện, chuyện gì cũng được. Thà là giới lãnh đaọ Bắc Hàn, Nam Haà gặp nhau để nói chuyện cà phê, chuyện trà, chuyện kim chi... còn hơn là kéo quân sang giết nhau như kiểu VN.
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ vinh danh chị Đỗ Thị Minh Hạnh, chính phủ Trung Quốc bắt tín đồ Pháp Luân Công của Việt Nam... Thế giới quả nhiên là đầy gian nan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.