Hôm nay,  

Số Phận Con Trâu

26/02/200900:00:00(Xem: 3712)

SỐ PHẬN CON TRÂU

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, mấy năm gần đây, khắp các tỉnh, thành miền Tây như Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ rộ lên nhiều quán đặc sản "trâu luộc mè". Món ngon làm khoái lòng nhiều người, nhất là giới ăn nhậu. Và cuối giờ chiều, hàng quán đông đặc thực khách  thưởng thức thịt trâu. Trong số đó, chắc ít ai nghĩ rằng chính mình là người góp phần sau cùng trong cuộc biệt ly giữa con trâu với người nông dân vốn từng gắn bó, nặng tình nợ nghĩa.  Báo SGGP viết về số phận con trâu tại  miền Tây qua đoạn ký sự như sau. 
Tại Cần Thơ, ông Hai Tấn,chủ một quán nhậu cho biết, ông bán thịt trâu đã 5-7 năm nay, nguồn lấy từ các lò mổ. Dân nhậu thì tấm tắc khen thịt trâu ngon, bổ, rẻ. Nước cơm mẻ nấu lẩu sôi sùng sục, lòng trâu, thịt trâu, rau cù nèo, chuối chát thả vào đúng là tuyệt vời! Nhưng nhiều quán "trâu luộc mẻ" mọc lên bao nhiêu thì đàn trâu giảm đi bấy nhiêu. Năm 1995, đàn trâu ở miền Tây còn khoảng 130 ngàn con, chiếm 4,2% đàn trâu của cả  VN, nhưng hiện giờ, đàn trâu chỉ còn khoảng 50 ngàn con, rải rác ở Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu . . . Quả thật, khó có thể nhìn thấy sự sụt giảm nào diễn ra nhanh đến vậy. Cách nay vài năm, cứ men ra đến bờ ruộng là bắt gặp con trâu. Còn bây giờ, chạy suốt một cánh đồng rộng lớn như... Đồng Tháp Mười, chưa chắc đã nhìn thấy hình ảnh quen thuộc đó.


Kết quả ấy là tất yếu của quá trình thay thế "nhiệm vụ lịch sử" trong canh tác lúa. Kể từ ngày chiếc máy cày xuất hiện trên đồng ruộng, số phận con trâu càng trở nên hẩm hiu. Từ là "đầu cơ nghiệp", con trâu trở thànhsức kéo của các phương tiện vận chuyển thô sơ để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ở các vùng nông thôn như: chuyên chở lúa gạo, phân bón...  Thế nhưng, quá trình này cũng không tồn tại được bao lâu bởi sự cạnh tranh của các phương tiện giao thông hiện đại. Ông Nguyễn Văn Tư (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) nhớ lại: "Trước đây, gia đình tôi nuôi hơn chục con trâu, tới mùa vụ là làm không kịp nghỉ, thu nhập khá lắm, sống khỏe ru. Sau đó, khi không ai thèm thuê nữa, tôi bắt trâu kéo xe nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, đành bán đàn trâu đi". Hàng loạt gia đình khác ở miền Tây cũng từng nhờ trâu mà khá giả, giờ đây nhắc lại chuyện cũ ai cũng mủi lòng. Không mủi lòng sao được khi sự gắn bó thân thiết giữa trâu và người là rất lớn. Người ta nói: Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua đất. Đất với trâu là thước đo giá trị tài sản của nhà nông. Uy thế, địa vị của người nông dân trong làng xóm, trong cộng đồng phụ thuộc vào số lượng trâu và đất.  
Bạn,
Báo SGGP ghi nhận rằng theo đà phát triển,  máy móc dần thay thế sức người, sức vật để làm ra nhiều của cải hơn cho xã hội. Sản xuất nông nghiệp cũng vậy, cơ giới hóa là ước ao của bao nông dân, nhưng "cuộc chia tay với con trâu vẫn có cái gì đó quyến luyến, ngậm ngùi, không sao tả được."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
Đổ ra nơi cạn nước chung quanh? Hay đổ ra biển? Giải pháp bơm có phải là ưu thắng chăng? Nếu bơm được, tại sao Venice chịu ngập mấy trăm năm nay?
Như thế là chiến tranh không tuyên chiến... vì Việt Nam trở thành con tin của Trung Quốc rồi sao? Nghĩa là, nhiều khi phải níu áo đàn anh Phương Bắc để theo quy chế xin-cho hay sao?
Trung lưu? Thành phần trung lưu? Có bao nhiêu người Việt tự nhận là trung lưu? Nghĩa là, không nghèo mạt rệp, không giàu xụ?
Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam,
Anh Ba Sàm là người truyền thông tuyệt vời, khi sáng lập mạng Anh Ba Sàm, chủ trương đưa ra nhiều thông tin đa chiều vì anh tin rằng cần khai dân trí trứớc, dân chủ tất nhiên sẽ tới sau.
Nhưng nói rằng “đầu hàng các cô” chỉ là văn chương, thực tế là “đầu hàng lòng dục” của quý ông, những người muốn đi chệch từ phố đèn xanh sang phố đèn đỏ.
Có vẻ như nền giáo dục đại học Việt Nam đầy cạm bẫy. Và không mấy ai hiểu nôi bộ ở cấp giáo dục đaị học này. Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nói rằng thủ tục giấy tờ Việt Nam làm khó các nhà đầu tư muốn thiết lập đaị học tại VN, kể cả Đại Học Harvard cũng không cách chi chen chân được.
Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...
“Đại gia Đặng Thanh Tâm "đuổi" toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương do trường không còn nguồn thu, thâm hụt trầm trọng vốn pháp định do cổ đông đầu tư..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.