Hôm nay,  

Tan Tác 1 Làng Nghề

12/12/200800:00:00(Xem: 3230)
TAN TÁC 1 LÀNG NGHỀ 
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, có làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên đến nay đã tồn tại hơn 300 năm. Thời hoàng kim, làng nghề này có đến 500 lao động làm việc trong hàng chục doanh nghiệp, nay chỉ còn chưa đầy 100 người ở vài cơ sở sản xuất èo uột.Ịa số thợ thầy bỏ làng nghề tha phương cầu thực, làm thuê ở các tỉnh, thành phố, có người sang tận Lào, Thái Lan để mưu sinh. Báo Người Lao Động viết về làng nghể này như sau.
Bước vào khu làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đập vào mắt  phóng viên  là hình ảnh vài con trâu đứng co ro tránh gió rét trong cơ sở sản xuất của nghệ nhân Lê Văn Mân. Ông Mân ngao ngán: "Nhà xưởng sản xuất bỏ hoang, thợ thầy tứ tán. Năm 2008 là năm đen tối của làng nghề Mỹ Xuyên". Mới năm trước, doanh nghiệp  mộc mỹ nghệ xuất  cảng Hòa Bình của ông Mân vẫn còn làm ăn khấm khá, mỗi tháng xuất được vài container sản phẩm, thu về hàng ngàn  Mỹ kim. Thợ thầy điêu khắc ngày nào cũng nộp đơn xin vào làm việc tại  doanh nghiệp này.  Đùng một cái, khủng hoảng kinh tế xảy ra. Từ đầu năm 2008, đối tác nước ngoài của doanh nghiệp mua ít hàng lại, dần dần không mua nữa, Hòa Bình mất dần thị trường, bán không được hàng, tiền lương không đủ trả cho công nhân, thua lỗ triền miên, cuối cùng đành đóng cửa.

Một không khí ảm đạm bao trùm khắp làng nghề Mỹ Xuyên.  Phóng viên không còn nghe tiếng chạm, đục quen thuộc. Ông Lê Thừa Đông, trưởng làng Mỹ Xuyên, ngán ngẩm: "Chưa có khi nào làm ăn khó như bây giờ. Cơ sở nào cũng chất đống sản phẩm, bán chẳng ai mua". Tại cơ sở của ông Lê Thừa Bằng, phóng viên thấy cửa đóng kín, gọi mãi mới có một người đàn ông bước ra. Ông Bằng buồn bã: "Không có việc làm, thợ thầy bỏ đi hết rồi. Lâu lâu nhớ nghề, tôi mang đục, chạm ra đẽo chơi, sẵn dạy nghề cho mấy đứa trẻ trong làng". Cơ sở của ông Bằng khi làm ăn khấm khá có đến 50 lao động, nay hàng làm ra bán không được, rốt cuộc hết vốn. Đầu năm 2008 đến nay, ông không bán được lô hàng nào, sản phẩm làm ra chất đầy nhà. Chỉ tay vào giàn máy tiện gỗ bám đầy mạng nhện, nhiều chỗ đã hoen gỉ, ông Bằng nói: "Chẳng biết khi nào thị trường phục hồi để thợ thầy có được việc làm như xưa"".
Một cơ sở nổi tiếng khác tại làng nghề Mỹ Xuyên là doanh nghiệp mỹ nghệ  Thường Trực của ông Lê Văn Trực cũng lâm cảnh tương tự. Ông Trực tính toán:  "Để làm nhà rường bằng gỗ mít xuất đi nước ngoài, từ đầu năm, ông phải mua với giá 18 triệu đồng/m3. Hiện gỗ mít chỉ còn 12 triệu đồng/m3, làm ra sản phẩm lỗ... xám mặt. "
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, tại làng nghề Mỹ Xuyên có hơn một nửa   sở sản xuất phải đóng cửa vì nợ nần chồng chất, sản phẩm không bán được. Cả làng hiện chỉ còn 5-6 cơ sở cố sản xuất cầm chừng. Nhiều cơ sở  bị vỡ nợ,  bỏ nghề, đi làm việc khác để kiếm tiền trả ngân hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.