Hôm nay,  

Toronto Trip

08/01/200400:00:00(Xem: 158125)
Người viết: TỐ TÂM
Bài tham dự: 439-977-V3301203

Tố Tâm cho biết cô là con gái áp út của một gia đình HO9, đang học tại một tiểu bang miền Đông. Hai bài viết về nước Mỹ trước đây của cô là “Cưới Vợ” và “Sĩ Diện”, cả hai đều tươi tắn, linh hoạt. Sau đây là bài viết thứ ba, một du ký vui vẻ.
*
Thứ 7, mới 6 giờ sáng cả đám đã bị dựng dậy. Đôi mắt nào cũng nặng trĩu vì thiếu ngủ. Chị Thảo ôm ra một đống áo ấm: "Tụi em đem theo phòng chừng bên Canada lạnh". Lợi giục : "Phải đi sớm sớm may ra chổ biên giới vắng người, không bị kẹt xe". Cả đám lục đục chất đồ đạt rồi leo lên xe.
Từ biên giới Mỹ, Michigan đi Toronto, Canada trong vòng 5 tiếng đồng hồ lái xe. Cả đám quyết định.... nhịn ăn sáng để dành bụng tới Toronto ăn....trưa. Lễ Memorial Day, người ta đi chơi nhiều. Xa lộ đông nghẹt xe cô. Ngồi trong xe, Minh loay hoay bậc nhạc. Trân lim dim mắt ngủ. Hân và Lam chồm người nhìn ra cửa sổ chỉ trỏ: "Sông kìa ! Có thuyền buồm trôi trên sông nữa". "A, cái cầu này giống cầu ở Kentucky qúa !" Minh quay lại : "Nhìn Hai Lúa lên tỉnh kìa". Đi chưa được nửa đoạn đường, Trường bổng la lên : "Dừng lại. Tao cần đi restroom". Nhựt chần chừ: "Ráng chút đi, còn 3 cái exit nữa
là tới rest area". Trường nhăn nhó: "Chịu hết nổi rồi, phải xuống thôi". Xe rẻ vào cây xăng. Thức giơ canh nước lên : "Ông Trường chơi nguyên một canh nước vô bụng hỏi làm sao mà không chạy đi restroom cho được". Trường ra, mặt mày tươi tỉnh. Trường chi" Nhựt: "Cái ông này, chạy xe kinh qúa!" Thức chi" Nhựt hỏi ngang: "Thằng này tên gì mày nhớ không Trường "" Trường bốp trán : "hà hà, this guy from Tokyo. A, hắn tên là Nhựt". Cả đám cười nghiêng ngả. Té ra anh chàng đã dùng nghệ thuật lắp ghép như kiểu học bài biology để kêu tên cho dể nhớ. Tokyo in Japan. Tiếng Việt, Japan có nghĩa là nước Nhựt. Trường mới chơi với đám bạn Việt, mới học tiếng Việt.
Toronto. Những con phố nhỏ đông nghẹt người. Phố tàu và Việt tràn ngập hoa quả. Sạp bán hoa qủa bày ra ngoài lề đường. Mùi trái cây xông ra quyện lẫn mùi hè phố ẩm nước mưa, thêm mùi nước hoa nồng nặc của ai đó trong đám khách bộ hành..... tạo nên một hỗn hợp như một chất nhựa loãng gây gây phản phất. Nhà hàng Xam Yu thưa khách. Thoáng chốc, thức ăn đã được bưng ra. Hân, Thanh và Nga ăn chay nên ngồi riêng một chổ. Dĩa fresh red shrimp bưng ra vừa đặt xuống, loáng cái đã hết sạch. Thịt tôm ngọt lừ và thơm. Có lẽ chỉ có nơi đây bán loại tôm này. Phải order thêm một dĩa tôm nữa mới đủ. Dĩa tôm thứ hai bưng ra, cũng một loáng là hết sạch. Minh nhận xét : "Tụi mình giống y như là dân mấy tháng trời không thấy mặt con tôm".
Chỉ tấm quảng cáo dán trên cột đèn, Dung đề nghị: "Giờ đi mua trái cây về khách sạn ăn. Tối 6 giờ đi coi ca nhạc. Hôm nay
có Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung, Ninh Cát Loan Châu....." Cả đám dắt díu nhau vôquầy trái cây. Chủ quầy là người Hoa, nói tiếng Việt lơ lớ, niềm nở lại bắt tay Nhựt : "Ni. mới tới hả Dắt bạn đi nhiều hả Lựa đi, lựa trái cây đi. Dà, ngon lắm đó ni.
à". À, thì ra đây là chổ quen biết. Mấy anh có vẻ rành mua bán ở đây hơn là mấy cô. Lợi đem lại quầy tính tiền một túi lớn nào là măng cụt, chôm chôm, nhãn lồng, mãn cầu, bòn bon và hai miếng mít. Hân khệ nệ chìa ra hai trái thanh long. "Chỉ có Hân
với Trân ăn thứ trái này thôi". Thức hai tay bưng một thứ trái cây đầy gai nhọn. Hân nhíu mày : "Trời, cái mùi sầu riêng ghê
quá!" Trân níu tay Lam : "Mận kìa! Lấy vài trái về chấm muối ớt hén !". Ông chủ quầy xun xoe: "Dà, cám ơn. Quay lại mua nữa chớ" Nhựt nhón tay xách một bịch chôm chôm cười cười giơ lên : "Ông chủ, mua nhiều qúa tặng cái bịch này nghe. Cười đi, tui lấy, mai tui quay lại mua tiếp". Đám con gái mừng rối rít : "Được thêm một bịch chôm chôm. Phe ta phen này thắng lớn". Trường khịt khịt mũi chỉ cái bịch đang xách trong tay : "Trong cái bịch này có cái mùi gì y như có con gì chết". Thức dành lấy cái túi : "Cha nội, trái sầu riêng của tui".
Khách sạn khá đẹp. Lưng xoay ra hướng bờ sông. Vài con thuyền lẳng lơ qua lại. Trân đề nghi : "Giờ đem trái cây ra ăn. Xong, ngủ một giấc rồi dậy đi coi ca nhạc". Lợi lườm : "Cái người gì mà ham ngủ. Lúc nào cũng đòi ngủ. Sao không thấy mập". Trái cây bày ra đầy bàn. Lam lẫm bẫm : "Ăn kiểu này tối tào tháo rượt thì đừng có trách. Chua ngọt đủ cả. Ủa, Trân lấy mận mà không lấy muối à "" Trân tủm tỉm : "Quên. Thấy được trái mận mừng qúa quên béng mất cái việc lấy muối.
Ăn xong, quay qua đánh bài. Hân chống cằm trên bệ cửa sổ đưa mắt nhìn ra bờ sông . Minh hỏi: "Ngoài đó có gì đẹp hơn cái sòng bài này không Hân " " Trân nằm dài ra giường, vùi mặt vô gối lơ mơ ngủ. Thức nhận xét : "Cái cô hai này dể ngủ bạo. Đi chơi lúc nào cũng thấy cổ đòi...ngủ hết". 7 giờ tối. Hội trường nhung nhúc người. Những dãy ghế gần sân khấu đã bị đầy
người. Thôi, đi trể phải chịu vậy. Người ta để 6 giờ mà mình 7 giờ mới tới thì khỏi phải càm ràm. Dung rủ: "dướng hoài đau cổ qúa. Mình giả đò đi restroom rồi đứng luôn ở ngoài một chút cho khỏi mỏi. Thức khều Trường : "Ê Trường, lên "cua" cái cô mặc áo đỏ ngồi trước mình đi nè" "Con gái Việt phải "cua" làm sao tui không biết". Ai đó bày : "Thì lại hỏi là "Nè, em có muốn..... đi Mỹ không"" Trường thụt vai : "Thôi, tui sợ, ông làm đi".

Như Quỳnh bước ra sân khấu. Thức chạy đi mua bông hồng : "Để tặng thần tượng". Minh dặn dò : "Nhớ bưng luôn trái sầu riêng đi tặng. Như Quỳnh thích ăn sầu riêng". Nhựt chỉ cô áo trắng ngồi hàng ghế trước : "Trường, làm quen cô áo trắng này đi Cô áo trắng đẹp hơn cô áo đỏ". Trường lắc đầu. "Ông làm đi, tui không dám". Nhựt hù : "Tui có dzơ. rồi, nhưng ông mà không "cua" cổ thì tui "cua" đó ". Trân khều vai cô áo trắng : "Nè chị, lại đây ngồi chơi. Có anh này muốn làm quen với chị nhưng ảnh mắc cỡ không dám". Cô áo trắng dể dãi ngồi xuống bên cạnh Trân. Hết đường chối, Trường gồng mình : "Nè em, em tên gì "" Cô gái lí nhí trả lời. Nhựt ghé tai qua Trường : "Cổ tên gì vậy "". Trường vỗ trán : "Chết cha, quên mất rồi". Dung nhăn nhó : "Cái ông này, mới có hai phút mà đã quên mất tiêu cái tên của người ta. Hỏi lại đi, hỏi luôn số phone. Kỳ này ráng mà nhớ ". Trường hỏi lại : "Nè em ơi, em tên gì vậy, anh....quên mất". Cô gái có vẻ bực mình, nhúng nhẳn nói ra cái tên. Trường cười hì hì quay qua Nhựt : "Cổ tên là Hiệp. A, gọi là..... kiếm hiệp cho dễ nhớ".

6 đứa con gái dành cái phòng hai giường để ngủ. Nhường phòng có một giường và có chứa một mớ trái cây lại cho mấy anh. Tội nghiệp. Trái sầu riêng vẫn chưa được mổ xẻ cho nên vẫn còn nằm chình ình ở một góc, phát ra cái mùi mà Minh gọi
là....xăng, Dung gọi là.....thúi. Còn Trường thì cho là thum thủm giống mùi.... xác chết.
Tối thức khuya, sáng phải dậy sớm để..... get line làm công việc tắm táp cho xong để trả phòng lúc 11 giờ. Điện thoại reng.
Phòng con trai hối : "Mấy cô tắm lẹ lẹ cho tụi con trai mượn phòng tắm chút. Tầng này tự nhiên bị cắt nước". Tầng 31 bị đứt
nước. Số mấy anh thật hẩm hiu, bị đám con gái chừa lại cái phòng với nồng nặc mùi trái cây để ngủ, giờ thêm cái nạn đứt nước. Lợi đang tắm, xà bong đầy mình bổng dưng nước hết chảy. Vội gọi phone xuống office. 5 phút sau người ta bưng lên một két nước lọc trong bình. Loại nước uống để trong tủ lạnh mới vừa được lôi ra. Minh la lên : "Nước lạnh như có đá như vậy, ông nội tui cũng không dám dội cái nước này vô người huống hồ gì là tui".
Trả phòng. Minh và Lợi dắt díu nhau đi kiện... vụ đứt nước. Kết qủa, tiền đậu xe 2 ngày được miễn, coi như lời được 45 đô. Thức lên tiếng : "Ghé tiệm Việt Nam ăn sáng. Thèm cái gì nước nước như phở hay hủ tiếu gì cũng được". Phở, bún được dọn ra, ăn vài miếng rồi bỏ mứa cả tô. Đồ ăn ở đây tệ qúa. Ở nhà nấu có lẽ ngon hơn. Dung loay hoay gói trái ớt và dúm muối vô miếng giấy : "Để dành xíu hồi ăn mận". Trân xúi : "Ăn cắp luôn cái hủ muối đi, Trân có túi xách bự".
Thác Neigara Fall hùng vĩ đổ nước ào ào, bụi nước tung trắng xóa. Ai mới tới cứ tưởng là mưa đổ mỗi khi có một luồn gió chạy qua, thổi bụi nước tấp lên tới mặt đường, phủ ướt áo người bách bộ. Đang mùa xuân, hoa tulip nở rộ trong những bồn hoa. Du khách khắp nơi đổ về đây thưởng thức một trong những kỳ quang của thế giới. Trời se se lạnh. Những tấm áo choàng, những mái tóc của các cô thiếu nữ bay xòa trong gió. Thác nước cao, rộng hùng hổ đổ nước xuống vực sâu. Thấp thoáng vài con tàu chở du khách thưởng ngoạn nơi đáy vực, kề cận nơi thác đổ. Mặt trời soi cộng với hơi nước trên mặt thác tạo thành một móng cầu vồng bảy sắc như một bức tranh trong truyện thần thoại. Minh gọi : "Trân, chụp hình không " Sao mọi bận đi chơi cứ nhào lại đòi chụp hình mà giờ không thấy đòi nên phải nhắc". "Ừa, chụp cho Trân một cái ở chổ bồn hoa này này, nhớ lấy cho được cái thác nước". T vừa kịp nhoẻn miệng cười làm duyên cùng lúc tiếng cạch trong máy chụp hình vang lên. Thức rủ rê : "Vui quá. Đi chơi thêm một ngày nữa đi. Giờ đi Cleveland, tối ở nhà Thức, mai ra hồ, chiều về".
Xe chạy vừa qua khỏi biên giới Canada, Thức đập tay vô trán : "Chết cha, không có chìa khóa vô nhà. Hôm qua để xe nhà chi. Thảo cho nên đưa luôn chùm chìa khóa cho chỉ". 12 giờ rưỡi, cả bọn tới nơi. Thức leo cửa sổ vô nhà. Độc thân có một cái sướng vô cùng đó là: Tự do. Khỏi phải bị ai hỏi bao giờ đi, bao giờ về và vì sao " Đám con trai nghêu ngao hát Karaoke. Đám con gái lăn vào bếp. Đồ ăn chớp nhoáng được dọn ra. Có đủ món mặn lẫn chay. Hân bảo : "Xóm lá mở nhà hàng được rồi. Có đủ thợ nấu, lặt rau, xắt hành và thợ rửa chén nửa". Ăn uống vừa xong cũng vừa đúng 2 giờ rưởi sáng. Không rửa chén, Trân chui vô phòng đánh giấc. Trân có một cái tật xấu kinh khủng. Đói bụng : quạu. Buồn ngủ : quạu.

Cleveland mới sáng mà đã nắng chang chang. Ông chủ "khách sạn bốn phòng" lăn xăn nấu một nồi bún bò thiệt bự. Dung luộc bún : "Anh Thức, chợ gần không" phải mua thêm một bó bún nữa, Dung sợ thiếu". Thức, Minh, Hân, Trân đi chợ mua lặt vặt mấy thứ rau thơm và đồ chay cho Hân mà quên mất cái thứ cần thiết đó là bún. Thức lo lắng : "Quên mua bún về Dung la chết". Trân kêu : "Tụi mình về cứ nói xạo là hôm nay chợ không bán bún".

Ăn xong, Dung và Nhựt lo về KY để trả xe. Nhóm còn lại đi ra bờ hồ. Minh làm phó nhòm, cứ hết phải chụp cho người này cảnh
này lại bị người khác kêu chụp ở cảnh nọ Minh càm ràm : "Tui chụp hình cho người ta riết rồi cuối cùng tui không có được tấm nào". Câu này nghe quen quen. Một người trong xóm lá cũng đã nói như vậy. A, người đó chính là Vũ Nguyễn.
Sáng thứ ba, mail box đầy nhóc email. "Buồn ngủ qúa, ngáp từ hồi sáng đến giờ....". ".... May mắn, tối qua về đụng lúc không có ba ở nhà nên không bị la". "Thiếu ngủ, cái đầu giờ nhứt như búa bổ.... ". "Đi chơi vui qúa, kỳ này có lẻ vui hơn kỳ trước..... ". Rồi lại bàn bạc : "July 4 này tính đi đâu""
TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,883,988
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.