Hôm nay,  

Tan Tác 1 Làng Nghề

12/12/200800:00:00(Xem: 3688)
TAN TÁC 1 LÀNG NGHỀ 
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, có làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên đến nay đã tồn tại hơn 300 năm. Thời hoàng kim, làng nghề này có đến 500 lao động làm việc trong hàng chục doanh nghiệp, nay chỉ còn chưa đầy 100 người ở vài cơ sở sản xuất èo uột.Ịa số thợ thầy bỏ làng nghề tha phương cầu thực, làm thuê ở các tỉnh, thành phố, có người sang tận Lào, Thái Lan để mưu sinh. Báo Người Lao Động viết về làng nghể này như sau.
Bước vào khu làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đập vào mắt  phóng viên  là hình ảnh vài con trâu đứng co ro tránh gió rét trong cơ sở sản xuất của nghệ nhân Lê Văn Mân. Ông Mân ngao ngán: "Nhà xưởng sản xuất bỏ hoang, thợ thầy tứ tán. Năm 2008 là năm đen tối của làng nghề Mỹ Xuyên". Mới năm trước, doanh nghiệp  mộc mỹ nghệ xuất  cảng Hòa Bình của ông Mân vẫn còn làm ăn khấm khá, mỗi tháng xuất được vài container sản phẩm, thu về hàng ngàn  Mỹ kim. Thợ thầy điêu khắc ngày nào cũng nộp đơn xin vào làm việc tại  doanh nghiệp này.  Đùng một cái, khủng hoảng kinh tế xảy ra. Từ đầu năm 2008, đối tác nước ngoài của doanh nghiệp mua ít hàng lại, dần dần không mua nữa, Hòa Bình mất dần thị trường, bán không được hàng, tiền lương không đủ trả cho công nhân, thua lỗ triền miên, cuối cùng đành đóng cửa.

Một không khí ảm đạm bao trùm khắp làng nghề Mỹ Xuyên.  Phóng viên không còn nghe tiếng chạm, đục quen thuộc. Ông Lê Thừa Đông, trưởng làng Mỹ Xuyên, ngán ngẩm: "Chưa có khi nào làm ăn khó như bây giờ. Cơ sở nào cũng chất đống sản phẩm, bán chẳng ai mua". Tại cơ sở của ông Lê Thừa Bằng, phóng viên thấy cửa đóng kín, gọi mãi mới có một người đàn ông bước ra. Ông Bằng buồn bã: "Không có việc làm, thợ thầy bỏ đi hết rồi. Lâu lâu nhớ nghề, tôi mang đục, chạm ra đẽo chơi, sẵn dạy nghề cho mấy đứa trẻ trong làng". Cơ sở của ông Bằng khi làm ăn khấm khá có đến 50 lao động, nay hàng làm ra bán không được, rốt cuộc hết vốn. Đầu năm 2008 đến nay, ông không bán được lô hàng nào, sản phẩm làm ra chất đầy nhà. Chỉ tay vào giàn máy tiện gỗ bám đầy mạng nhện, nhiều chỗ đã hoen gỉ, ông Bằng nói: "Chẳng biết khi nào thị trường phục hồi để thợ thầy có được việc làm như xưa"".
Một cơ sở nổi tiếng khác tại làng nghề Mỹ Xuyên là doanh nghiệp mỹ nghệ  Thường Trực của ông Lê Văn Trực cũng lâm cảnh tương tự. Ông Trực tính toán:  "Để làm nhà rường bằng gỗ mít xuất đi nước ngoài, từ đầu năm, ông phải mua với giá 18 triệu đồng/m3. Hiện gỗ mít chỉ còn 12 triệu đồng/m3, làm ra sản phẩm lỗ... xám mặt. "
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, tại làng nghề Mỹ Xuyên có hơn một nửa   sở sản xuất phải đóng cửa vì nợ nần chồng chất, sản phẩm không bán được. Cả làng hiện chỉ còn 5-6 cơ sở cố sản xuất cầm chừng. Nhiều cơ sở  bị vỡ nợ,  bỏ nghề, đi làm việc khác để kiếm tiền trả ngân hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.