Hôm nay,  

Dòng Sông Vàng Vọt

09/08/200800:00:00(Xem: 3667)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chỉ chưa đầy 3 năm trở lại đây, những dòng sông, suối đầu nguồn của tỉnh này đã bị cày xới không thương tiếc bởi tình trạng khai thác vàng sa khoáng. Chưa bao giờ, nước sông đục ngầu như bây giờ. Người dân được  chuyên viên khuyến cáo không được uống nước và tắm sông. Thảm trạng này được báo Thanh Niên ghi nhận qua đoạn ký sự như sau.

 Dọc đường từ Trung Mang lên, nhìn con sông Vàng chảy qua huyện Đông Giang đục ngầu khác thường, dù đã hình dung công suất cày xới lòng sông ở thượng nguồn nhưng phóng viên vẫn không khỏi bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến. Hàng trăm ngàn khối đất đá dọc lưu vực sông bị những chiếc xe múc liên tục đào xới rồi lần lượt cho vào máy lọc dưới các vòi rồng. Cách đó vài trăm mét, chiếc tàu cuốc với băng chuyền gần 20 chiếc gàu sắt lớn thay phiên nhau ngoạm hết đất đá, rêu cỏ của hai bên bờ, dưới lòng sông. Bờ sông lở dần, lở dần theo bước di chuyển của cỗ sắt đồ sộ sau những mảng bọt sủi vàng đục. Theo nhẩm tính của một người dân địa phương, đoạn sông Vàng qua xã Tư có hơn 30 máy xúc đất, gần 10 tàu cuốc thi nhau chạy đua hết công suất của các chủ vàng, kể cả có phép lẫn trái phép.

Đoạn sông A Vương đi qua xã Lăng, huyện Tây Giang được gọi với cái tên sông Tơ Viên, có nghĩa là một dòng sông trong xanh, đẹp bởi nước ở đây xanh, trong quanh năm. Trong quy hoạch của huyện, trung tâm hành chính được bao bọc bởi dòng Tơ Viên chảy quanh. Tuy nhiên, giờ đây, sông Tơ Viên cũng đã bị cày xới nham nhở, tan hoang do khai thác vàng sa khoáng. Không riêng gì ở đoạn sông này mà dọc thượng nguồn sông A Vương đi lên 4 xã khu 7, giáp biên giới Lào cũng đã bị băm nát. Tình hình này tại Nam Giang cũng không khá hơn khi hai điểm nóng là xã Zuôh và xã Đắc Pre, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép vẫn ngang nhiên hoành hành như một sự thách thức.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang Trần Văn Quý đưa ra những con số thống kê đến hãi hùng. Theo đó, mùa nắng năm 2007, một trong số xã có con số người bị mắc bệnh ngoài da đứng đầu là xã Cà Dy với tỷ lệ 36,6% trên tổng số dân, kế tiếp là xã Chaval với 33.2%... Chưa bao giờ, căn bệnh ngoài da lại hoành hành tại thôn Ta Ul (xã Chaval) như năm vừa qua. Nhà nào cũng có người bị bệnh, có nhà bệnh không chừa một ai. Toàn bộ dân trong thôn, có hơn 60% người bị mắc bệnh.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, nhân viên  y tế xã báo về rằng tại các thôn này, đi đâu cũng gặp người bị ghẻ xin thuốc.   Viên giám đốc trung tâm y tế huyện Nam Giang đã phải than thở: .. "Chưa bao giờ, căn bệnh này lại bùng phát nghiêm trọng tại huyện như 2, 3 năm trở lại đây."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.