Hôm nay,  

Dụng Cụ Đãi Vàng Kỳ Bí

04/04/200800:00:00(Xem: 4070)

Bạn,

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có 1 khu vực  được  các nhà nghiên cứu xác định là nơi lưu giữ những  dụng cụ đãi vàng kỳ bí từ hơn 500 năm trước... Khu vực này có địa danh là Thác Trắng-Hàm Hồ, và mặc dù đã được UB tỉnh công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh (năm 2007) vẫn là một địa danh hoàn toàn mới lạ với phần đông người Quảng Nam. Báo Người Lao Động, Sài Gòn Tiếp thị ghi nhận toàn cảnh về khu vực này như sau.

Muốn thăm Thác Trắng-  Hầm Hô phải đặt chân đến Bông Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh)  nơi núi đá đang lưu giữ 10 tấn vàng (theo Địa lý kinh tế Việt Nam, 2002), nơi từng đi vào ca dao như một nỗi u hoài non nước :"Từ ngày Tây lại Cửa Hàn . Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bông Miêu." Phải đi lại trên con đường mòn thời phu đào vàng thế kỷ 19, sau đó thì cắt rừng. Thác đổ qua Dốc Dẻo xuống con suối Hầm Hô. Đồng hành với thác có bãi đá, dân gian gọi là bãi đá Chăm.

Sự kỳ bí nằm ở đây. Trên bề mặt của các tảng đá có những hốc lõm vào hình tròn, bầu dục kéo dài thành một vệt từ Hầm Hô lên đỉnh Giỏ Ô. Những nghiên cứu gần đây thì quả quyết đó là dụng cụ đãi vàng bằng đá của người Chăm (Chàm, Chiêm Thành) vào thế kỷ 10 - 15, chứ không phải dấu chân voi khổng lồ như truyền thuyết. Người Chăm đã đục những tảng đá tạo nên hệ thống cối, máng, bồn rồi lợi dụng nước của Thác Trắng, Hầm Hô đãi vàng. Người ta lấy những miếng đá có vàng (vàng gốc) tại Bông Miêu đưa vào cối (sâu 0.5m, đường kính 0.5m) trên đỉnh thác để giã, nghiền ra quặng, sau đó đưa xuống máng ở lưng chừng thác để nhờ nước đãi bớt phần đá, cuối cùng đưa xuống bồn ở Hầm Hô, nơi đây nước chảy hiền hoà hơn, để lọc ra vàng. Công nghệ tuyển vàng bằng nước này của người Chăm sau đó người Việt kế thừa. Hiện tại ở Thác Trắng - Hầm Hô có chừng 120 dụng cụ đãi vàng của người Chăm như vậy.

Ngoài hệ thống dụng cụ đãi vàng, người Chăm còn lưu lại ở Bông Miêu hệ thống hầm lò do chính họ đào để lấy vàng tại núi Kẽm. Khác với hầm vàng của người Pháp có hình chữ nhật, cao 2.5m và rộng 2m, hầm vàng của người Chăm có hình tròn, nhỏ (đường kính 1.2m) nhưng mà sâu hun hút, không biết đâu là điểm cuối cùng. Người Pháp có sử dụng một số hầm vàng của người Chăm (mở rộng thêm ra) bây giờ vẫn còn tại Bông Miêu. Trong những hầm vàng này cứ 1km có một hội trường rộng rãi để họp, có hội trường để phu làm vàng nghỉ ngơi, có hội trường để đặt máy thổi khí, có hội trường để đặt máy phát điện...

Bạn,

Báo SGTT ghi nhận rằng  khi vào  đến "tổ mối" khổng lồ trong lòng núi này mới thấy sự kỳ vĩ của công sức con người trong việc khoét núi lấy vàng cần mẫn suốt 10 thế kỷ qua của cả người Chàm lẫn người Việt. Hệ thống cối, máng, bồn đá bên dòng Thác Trắng -  Hầm Hô chỉ là một "dấu chân" của quá khứ còn sót lại để gợi nhắc về những biến thiên, dâu bể của một chặng đường lịch sử...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.