Hôm nay,  

Nghề Chăm Sóc Thú Dữ

29/08/200400:00:00(Xem: 5539)
Bạn,
Câu chuyện trong lá thư này là chuyện của những công nhân chăm sóc thú dữ tại vườn Bách Thú Hà Nội.Vất vả, nguy hiểm nhưng thu nhập của người công nhân vườn thú cũng chỉ 600-700 ngàn đồng/tháng, nhưng không có công nhân nào bỏ nghề bới tình cảm của họ gắn bó với những con thú từng gây họa cho họ. Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.

Theo chân những công nhân, phóng viên bước vào khu vực chăm sóc thú dữ của vườn thú Hà Nội. Mới đến cổng đã thấy nồng lên mùi hôi. Một công nhân trẻ cười bảo, cái mùi khó chịu anh vừa ngửi thấy là thứ mùi tổng hợp của mồ hôi các thú dữ. Người mới vào làm có khi phải hoa mắt chóng mặt nhưng anh em ở đây đã quen rồi, nhiều khi xa lại thấy nhớ. Nói rồi, anh đưa phóng viên vào khu vực hành lang dài hun hút chạy qua những chuồng nuôi nhốt thú, có những chấn song sắt to bằng cổ tay nhốt những "ông ba mươi", chúa sơn lâm đang gầm gừ vì thấy người lạ.Ban giám đốc vườn thú Hà Nội cho biết: Ở đây hiện đang nuôi hơn 600 cá thể với 95 loài thú quí hiếm mà chỉ có hơn 80 công nhân viên đội chăn nuôi động vật. Mỗi loài có một thực đơn riêng. Với loại thú dữ như hổ, báo, lượng thức ăn mỗi con một ngày từ 5-7 cân thịt bò. Riêng đàn gấu 10 con thuộc loại ăn tạp, nên phải nấu thành súp. Nặng nhọc nhất là cho hai con voi Krông và Phalan, một ngày hai con ngốn hết 300 kg cỏ voi, khoảng 60 quả chuối, 20 cân khoai, 15 cân bí đỏ, một nồi cơm với 10 cân gạo trộn 1 cân đường, "tráng miệng" 5 cân dưa hấu và uống 50 lít nước. Thức ăn cho thú là loại tươi ngon không đựơc dùng loại " rau già cá ươn". Ngay cả loại voi vốn to xác như vậy, nhưng khi cho ăn cũng phải chú ý. Trời rét, mấy con tinh tinh, hà mã có "tiêu chuẩn" sử dụng cả điều hòa vì chúng vốn ở xứ nóng. Khu chuồng nhốt thú dữ những ngày nắng nóng cũng phải bật quạt suốt ngày. Cả tổ chăm sóc luôn thay nhau đưa xuống hồ nước tắm rửa khi trời nóng bức cho lũ voi. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ là phải đốt một đống củi để sưởi ấm và giữ nhiệt cho voi.

Để có thể nuôi và chăm sóc thú khó nhất là phải làm thân để chúng "chấp nhận" mình. Đối với hổ, 1 nữ công nhân tên Tiệp nói: "Để thuần hóa nó, anh em trong đội phải mất cả năm trời ngồi ngoài chuồng "nói chuyện", chăm sóc. Loại tinh tinh khi chăm sóc cũng phải theo dõi và dỗ dành chúng.Anh Nguyễn Văn Quang, công nhân đội chăm sóc động vật tâm sự: có lần con hổ Đen tinh nghịch thò "tay" qua song sắt vờn nhẹ vào đầu người công nhân để đùa, đã làm người công nhân này phải đi khâu mấy mũi.

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, ghê gớm nhất lại là loài gấu. Đến mùa động đực, chúng trở nên bẳn tính. Đã có công nhân bị gấu ôm chầm lấy vật ra đất, kéo lê ra hành lang. May mắn là khu vực đó có nuôi chim bồ câu, bọn chim thấy động bay lên, gấu liền bỏ người vồ chim, nhờ đó, người công nhân mới thoát chết. Một nữ công nhân kể, loài công trông rõ đẹp nhưng cũng có thể tấn công người bất cứ lúc nào, ngay cả với chị nếu không chú ý quan sát cũng bị công mổ ngay vào mặt. Hươu, nai, ngựa rừng trông hiền lành nhưng đến mùa sinh đẻ, chúng sẵn sàng cắn, đá bất kể ai đến gần. Đã có nhiều công nhân bị thú cắn.....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.