Hôm nay,  

Mỹ: Zimbabwe Đàn Áp Đối Lập, Xin Lân Bang Hỏi Tội Mugabe

3/30/200700:00:00(View: 2171)

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên án chiến dịch đàn áp của chính quyền Mugabe tại Zimbabwe, cụ thể là hành động bỏ tù lãnh tụ đối lập trong tuần này - Washington hô hào các lân bang của Zimbabwe quy trách nhiệm TT độc tài Mugabe về cuộc khủng hoảng hiện nay.

Zimabwe trước đây có tên Rhodesia, thu hồi độc lập vào Tháng Tư 1980 và không lâu sau đó đã bắt đầu trừ khử các tàn tích của quá khứ thuộc địa. Đến năm 2000, TT Mugabe ra lệnh chiếm các nông trại do người da trắng làm chủ - các trại chủ bỏ chạy. Nhưng, ông Mugabe coi mọi giới là kẻ thù, gồm cả luật gia, bác sĩ, giáo chức và giáo hội. Chưa thấy là đủ, ông Mugabe quay sang đàn áp truyền thông, tống xuất phóng viên Tây Phương, không cho tường thuật từ Zimbabwe. Nhà lãnh đạo 83 tuổi nói "Tôi sợ gì các ông Bush và Blair - tôi không sợ đau khổ và tranh đấu dù lớn đến đâu".

Trong khi đó, thường dân Zimababwe bỏ xứ ra đi, bỏ lại phiá sau tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp cao nhất thế giới. Cách đây 2 tuần, chính khách đối lập Morgan Tsvangirai bị cảnh sát đánh đập tàn tệ trong nhà giam.

Nạn nhân kế tiếp bị bắt hôm chủ nhật và bị đánh là bà Sekai Holland 64 tuổi - khi tiếp phóng viên trong bệnh viện, bà nói: trò chơi ac độc của ông Mugabe chưa hết đâu.

Các nhà lãnh đạo vùng Nam Phi đã quyết định họp hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Tanzania - thế mà, ông Mugabe định dự hội nghị ấy và đã ra lệnh dời đại hội đảng cầm quyền. Đảng này mưu toan hoãn cuộc bầu cử TT cho đến năm 2010, là lúc mà nhà lãnh đạo độc cảm thấy là sẵn sàng nghỉ hưu.

Cac nhà lãnh đạo vùng nam Phi ngày càng thấy quan ngại về nguy cơ lan tràn khủng hoảng kinh tế và chính trị từ Zimbabwe - 1 hội nghị thượng đỉnh khu vực khai mạc hôm Thứ Năm tại thủ đô Tanzania, có mặt TT Mugabe. 1 tổ chức bảo vệ nhân quyền hi vọng rằng hội nghị thượng đỉnh về phát triển cộng đồng tại miền nam châu Phi có thể là cơ may đem lại thay đổi.

Ông Tiseke Kasambala, đại biểu của Human Rights Watch loan báo hội nghị này sẽ bàn tới cuộc khủng hoảng tại Zimbabwe đã kéo dài từ 7 năm, dư luận mong đợi các vị nguyên thủ quyết định các biện pháp mạnh để ứng phó với cuộc khủng hoảng này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cư dân tại Beirut bị sốc và đau buồn sau vụ nổ kinh hồn tại hải cảng của thành phố đã làm rung chuyển thủ đô của Lebanon, giết chết ít nhất 100 người và làm bị thương hơn 4,000 người, theo các cơ quan khẩn cấp cho biết, theo bản tin NBC News hôm Thứ Tư, 5 tháng 8 năm 2020. Các bệnh viện bị tràn ngập, với một số bệnh viện bị thiệt hại nặng vì vụ nổ để hoạt động.
Một vụ nổ rất lớn làm tung cả trung tâm của thủ đô Beirut của Lebanon hôm Thứ Ba, 4 tháng 8 năm 2020, giết chết hàng chục người, làm bị thương hàng ngàn người và làm bể cửa kính của nhiều tòa nhà khắp thành phố, theo bản tin của CNN hôm Thứ Ba cho biết. Vụ nổ gần hải cảng của Beirut đã tạo cột khói hình cái nấm vĩ đại, đập vào xe cộ và làm hư hại nhiều tòa nhà ở cách xa. Nó được cảm nhận ở xa hàng trăm dặm như tại Cyprus, và được ghi nhận như trận động đất có cường độ 3.3 tại thủ đô Lebanon.
Trung Quốc không ngừng phô trương thế lực ở Biển Đông mà cụ thể mới nhất là vụ TQ đưa tàu chiến và phi cơ quân sự tới Đảo Subi trong Quẩn Đảo Trường Sa trước khi Mỹ dẫn đầu cuộc tập trận lớn RIMPAC vào giữa tháng 8, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 3 tháng 8 năm 2020.
Berlin (dpa) - Hàng ngàn người đã biểu tình phản đối các biện pháp corona ở Berlin vào thứ Bảy 01.08.2020 bằng một cuộc tuần hành trình diễn. Cảnh sát "giả định" khoảng 15.000 người tham gia vào buổi chiều. Mặc dù số lượng nhiễm trùng ngày càng tăng, những người biểu tình đã vận động đòi chấm dứt mọi biện pháp. Theo cảnh sát, các yêu cầu vệ sinh như khoảng cách và bảo vệ mũi không được tôn trọng. Cảnh sát, ngược lại, đã tiến hành các biện pháp "giao tiếp" (kommunikativ / communicative) như thông báo qua loa hoặc các bài phát biểu cá nhân.
Ngôi sao TikTok là Tyler Nyx, 22 tuổi, có một lời về ý tưởng cấm Tiktok tại Hoa Kỳ, theo bản tin của NBC News cho biết hôm Thứ Bảy, 1 tháng 8 năm 2020. Chữ đó là, “Đau lòng.” Vào tối Thứ Sáu, Tổng Thống Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ cấm ứng dụng video có hình thức ngắn, mà công ty mẹ, ByteDance, có trụ sở tại Trung Quốc.
Pháo bắn xuyên biên giới bởi Pakistan đã giết chết ít nhất 15 thường dân Afghanistan hôm Thứ Năm, 30 tháng 7, theo các viên chức Afghanistan cho biết, khiến Kabul phải đặt lục quân và không quân trong báo động, theo Reuters cho biết hôm Thứ Sáu.
Căng thẳng giữa China và phương Tây gần đây đã tăng lên. China đã lên án mạnh mẽ phản ứng của Liên minh châu Âu đối với luật an ninh gây tranh cãi Hồng Kông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết, quyết định của EU nhằm hạn chế xuất khẩu các phương tiện giám sát sang Đặc khu hành chính China đã vi phạm "nguyên tắc cơ bản không can thiệp ở các nước khác".
Chính quyền Belarus đã tuyên bố bắt 33 lính đánh thuê của Nga vì bị tình nghi là khủng bố, bị cáo buộc cố gắng “gây bất ổn” cho quốc gia trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 8, theo cơ quan truyền thông nhà nước Belta tường trình và CNN thuật lại hôm 30 tháng 7 năm 2020. Việc bắt giam đến giữa lúc các căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia lân bang và khi sự rạn nứt xảy ra giữa 2 nhà lãnh đạo, Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Tổng Thống Belarus Alexander Lukashenko, một thời là những đồng minh trung thành.
China đã báo cáo số ca nhiễm mới cao nhất với virus corona mới trong ba tháng. Chính quyền cho biết hôm thứ Tư rằng có 101 trường hợp mới trong 24 giờ qua. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở tỉnh Tân Cương (Xinjiang) phía tây bắc. Một nguồn lây nhiễm ở thành phố cảng Đại Liên (Dalian) ở phía đông bắc tiếp tục khiến các nhà chức trách lo lắng.
Ai theo dõi đều biết các diễn biến của đại dịch corona do Wuhan Virus gây ra trên toàn cầu. Tin ngắn quan trọng mới nhất là WHO cảnh báo về một cuộc khủng hoảng chết đói do corona, Cố vấn an ninh của Trump đã bị nhiễm virus, Google thông báo rằng sẽ để nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến tháng 7 năm 2021 … Ở Âu Châu kinh tế suy giảm, làn sóng thứ hai của Corona bùng phát trở lại ở Áo, Tây Ban Nha, Iran, Nhật, Úc … Tài chánh hoàng gia Thuỵ Điển cũng suy sụp nặng nề.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.