Hôm nay,  

21 Nước Giàu Từ Tâm Nhất: Hòa Lan Nhất, Mỹ Hạng 13

20/08/200600:00:00(Xem: 1793)

Theo Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu (Center for Global Development - CGD) đặt trụ sở tại Washington, trong khi 2/3 nước giàu đã tăng cường chính sách hướng về các nước  nghèo trong ba năm trước đây, thì có khoảng 7 quốc gia đi thụt lùi trong hoạt động giúp đỡ các nước nghèo.

Chỉ số xếp hạng 21 nước giàu nhất thế giới căn cứ vào chính sách viện trợ ngoại quốc, thương mại, an ninh, môi trường, di dân, sự đầu tư và kỹ thuật giúp các nước nghèo. Năm nay Hòa Lan đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau là Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy.

Nhật Bản trở thành nước tuột xuống hàng dưới cùng của danh sách vì quỹ viện trợ co lại, đồng thời với những qui định bó buộc về thương mại, hạn chế nhập cảng gạo từ các nước nghèo và đóng cửa đối với di dân.

Hoa Kỳ đứng hàng thứ 13 trong số 21 nước, vì đã mở cửa cho hàng xuất cảng của nước nghèo, chính thức khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài và dùng quân đội bảo vệ các tuyến biển toàn cầu nhằm vào mục đích thương mại. Tuy nhiên, trong khi đó thì CGD tính rằng chỉ có 10 xu trên mỗi đô la viện trợ của Hoa Kỳ tới được Iraq vì quá chi phí về an ninh hao tốn nhiều hơn là cho công cuộc tái thiết trong bối cảnh tham nhũng và bạo động lan tràn ở nước này.

Anh được xếp hạng trên Hoa Kỳ nhờ hính sách môi sinh và môi trường đầu tư thuận lợi. Anh đã nới lỏng an ninh để giúp các công ty Anh thực hiện các thương vụ mua bán vũ khí lớn với các nước không dân chủ. Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh nói rằng các chương trình viện trợ của Anh được thừa nhận là rộng rãi và được xếp vào một trong những nước tốt nhất thế giới, trong khi Phòng Đối Ngoại thì cho rằng tất cả các giấy phép xuất cảng vũ khí được cấp phát theo đúng các nguyên tắc nghiêm ngặt.

Theo nhà nghiên cứu làm việc tại CGD, ông David Roodmen, thì ở các nước như Bangladesh, sự thay đổi khí hậu làm thiệt hại môi sinh mà nước này lại không thể tự mình giải quyết hậu quả, cho nên sự giúp đỡ của các nước giàu rất cần thiết và quan trọng.

Ông cũng thêm rằng từ khi chấm dứt chỉ tiêu may dệt toàn cầu trong năm 2005 nhằm mục tiêu nâng đỡ các nước đang phát triển, hầu như không có sự tiến triển nào trong việc mở cửa thương  mại trong suốt năm qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.