Hôm nay,  

Phản Chiến Berkeley Quậy: Ra Nghị Quyết Đòi Ngưng Bắn

10/21/200100:00:00(View: 4353)
California - Cánh tả của thị xã Berkeley, đã bỏ phiếu thuận trong đêm thứ Ba lên án Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn và sau khi thêm một bản tu chính án không chấp nhận bọn khủng bố "tàn sát" hằng ngàn dân Hoa Kỳ ngày 9-11.

Bản nghị quyết, được chấp thuận với số phiếu khít khao 5-4, được coi là một văn kiện chính thức đầu tiên của một thành phố lên án hành động của Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn để trả đũa cho vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới và Ngũ Giá Đài.

Mặc dầu tất cả các bản thăm dò dư luận cho thấy dân chúng Hoa Kỳ chấp thuận việc Hoa Kỳ dùng vũ lực quân sự với một tỷ lệ chưa từng có, cựu nghị viên thành phố bà Ying Lee Kelley yêu cầu hội đồng thành phố hãy "tiếp tục truyền thống của Berkeley là phản đối việc dùng vũ lực quân sự để giải quyết một vấn đề khó khăn có tính các xã hội".

Thị xã Berkeley, nơi có trường đại học nổi tiếng University of California Berkeley, là nơi đã khai sanh ra phong trào tự do ngôn luận vào năm 1960 với lãnh tụ Mario Salvo đã từng là cột trụ của những cuộc biểu tình phản chiến kể từ khi chiến tranh Việt Nam. Tờ San Francisco Chronicle cho biết bản thăm dò mới đây tại trường đại học Berkeley cho thấy 65% sinh viên chống lại cuộc dội bom A Phú Hãn của Hoa Kỳ.

Trong khi tờ Chronicle hôm thứ Tư diễn tả là Nghị viên Hội đồng Thành phố gồm một nửa thiên tả và một nửa trung hoà, đã có một số dân cư hiện diện trong buổi họp hôm thứ Ba đã vận động để bản nghị quyết không được chấp thuận.

"Chiến tranh giải quyết được nhiều điều", Kelso Barnett, lãnh tụ của nhóm sinh viên bảo thủ tại Berkeley đã nói "Cứ hỏi người dân Âu Châu sau khi họ được giải phóng sau Đệ Nhị Thế chiến sẽ rõ". Hội đồng Thành phố đã thông qua bản nghị quyết nhưng sau đó đã sửa lại câu "ngưng ngay cuộc ném bom" bằng câu "ngưng cuộc ném bom càng sớm càng tốt".

Tại một tiệm ăn A Phú Hãn tại tiểu Kabul gần thành phố Fremont, nơi tập trung đông dân A Phú Hãn nhất Hoa Kỳ, một cặp vợ chồng trong lứa tuổi 70, đã từng học tại Berkeley, đã nói với phóng viên của United Press International là họ đã tổ chức được một nhóm khoảng 10-20 người - cũng giống như nhóm lớn hơn ở Palo Alto- tổ chức biểu tình hằng ngày chống cuộc dội bom và họ cho biết là họ đang được sự ủng hộ của những người qua lại.

"Chúng tôi được rất nhiều người bấm kèn ủng hộ và rất ít người gọi chúng tôi là "phản quốc"", người đàn bà dấu tên nói thế. Bà cũng nhận xét là sự chấp nhận thật đáng khuyến khích vì phần đông dân chúng thị xã Fremont thuộc loại bảo thủ. "Bom tinh khôn không khôn lắm" bà nói, cũng giống như cái khẩu hiệu mà bà đang cầm trên tay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trận lũ lụt vào giữa tháng Bảy năm 2021 đã giết chết hơn 180 người. Thứ Bảy tuần này (28.08), các nạn nhân được tưởng niệm tại Nhà thờ Aachen. Tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Đức Steinmeier và Thủ tướng Merkel cũng có mặt ở đó.
Một nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ được huấn luyện đặc biệt đã bí mật giải cứu hàng trăm đặc nhiệm đồng minh khỏi Afghanistan – việc tình nguyện vì sợ những đồng minh đó nếu bị bỏ lại thì sẽ bị giết chết, theo một báo cáo cho hay qua bản tin của Báo New York Post tường thuật hôm Thứ Sáu, 27 tháng 8 năm 2021. Chiến dịch bí mật kéo dài cả tuần lễ qua được gọi là “Pineapple Express” đã được thực hiện bởi một nhóm các cựu chiến binh chọn lựa đặc biệt gồm các chỉ huy của Nhóm đặc nhiệm Green Berets và SEAL, theo Đài ABC News cho biết.
Bạch Ốc và Bộ Quốc Phòng đã cảnh báo có thể còn đổ máu nữa trước thời hạn chót sắp tới của Tổng Thống Joe Biden vào Thứ Ba để chấm dứt cuộc không vận và rút quân đội Mỹ. Vài ngày kế tiếp “sẽ là thời điểm nguy hiểm nhất của chúng ta từ trước tới nay” trong cuộc di tản, theo trưởng phòng báo chí Bạch Ốc Jen Psaki cho biết. Vụ nổ bom tự sát hôm Thứ Năm là một trong những ngày chết chóc nhiều nhất đối với quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2011.
Vào lúc 12 gìờ ngày 25.08.2021 tại toà thị chính thành Phố Moenchengladbach thuộc Tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW) miền Đông tây nước Đức, một trong 16 tiểu bang đông dân cư nhất của Đức với gần 18 triêu dân, ông Nguyễn văn Rị đã nhận Huân Chương cao quý "Bundesversientskreuz" . 40 năm Hội nhập (từ 1981- 2021) Ông Vincent Nguyễn văn Rị và gia đình trở thành ngưởi Đức gốc Việt của Thành Phố Moenchengladbach (MG).
Trong một phát biểu đầy cảm xúc tại Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng vụ đổ máu mới nhất này sẽ không khiến cho Hoa Kỳ ra đi khỏi Afghanistan sớm hơn lịch trình đã định, và rằng ông đã ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ triển khai các kế hoạch không kích IS. “Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không bỏ qua. Chúng tôi sẽ săn lùng các người và bắt các người phải trả giá,” theo Biden phát biểu.
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Kabul đã khuyên các công dân Mỹ đang ở tại một số cổng vào phi trường “phải đi khỏi tức khắc,” nói rằng “nhiều mối đe dọa an ninh bên ngoài các cổng,” theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư, 25 tháng 8 năm 2021. CNN đã tường trình trước đây về “dòng đe dọa rất cụ thể” từ ISIS-K chống lại đám đông. Hoa Kỳ tin rằng ISIS-K, là kẻ thù của Taliban, muốn tạo ra náo loạn tại phi trường và có tin tình báo cho biết điều đó có thể và họ đang có kế hoạch thực hiện nhiều vụ tấn công, theo viên chức cho biết.
Nhóm này được lãnh đạo bởi nhân vật bí mật Haibatullah Akhundzada, một giáo sĩ Hồi Giáo ở độ tuổi 50 là người được bầu làm thủ lãnh sau khi Mỹ không kích giết chết người tiền nhiệm của ông vào năm 2016. Đến từ lãnh địa chính Spin Boldak của Taliban, tại tỉnh Kandahar ở miền nam Afghanistan, ông đã tham gia vào dân quân Hồi Giáo – hay thánh chiến Hồi Giáo – chống lại sự xâm lăng của Sô Viết vào thập niên 1980s, và được bổ nhiệm làm lãnh đạo các vấn đề thánh chiến vào năm 2001, theo người phát ngôn của Taliban là Zabiullah Mujahid.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố hôm Thứ Ba, 24 tháng 8 năm 2021, ông vẫn giữ hạn chót 31 tháng 8 cho việc hoàn tất di tản người Mỹ, người Afghan đối diện nguy hiểm và những người khác tìm cách trốn thoát Afghanistan do Taliban kiểm soát, theo bản tin của Hãng AP tường thuật hôm Thứ Ba. Quyết định này thách thức các nhà lãnh đạo đồng minh muốn có thêm thời gian cho di tản và mở ra sự chỉ trích Biden rằng ông đã chấp nhận đòi hỏi thời hạn chót của Taliban.
Ngũ Giác Đài nói rằng họ đã thêm căn cứ quân sự Hoa Kỳ thứ tư, tại New Jersey, vào 3 căn cứ khác – tại Virginia, Texas và Wisconsin – được chuẩn bị để tạm thời làm nơi ở cho những người Afghan mới đến. Thiếu Tướng Hank Williams, phó giám đốc phụ trách các hoạt động khu vực của Bộ Tham Mưu Liên Quân, đã nói với các phóng viên hiện có khoảng 1,200 người Afghans tại các căn cứ quân sự đó. 4 căn cứ này có sức chứa lên tới 25,000 người di tản. Những người Afghans di tản tiếp tục đến bên ngoài Phi Trường Quốc Tế Dulles của Thủ Đô Washington. Một xe buýt chở một số người mới đến từ phi trường Dulles tới nơi khác là một trong những trạm làm thủ tục trước khi họ tới những nơi ở mới tại Hoa Kỳ.
Ngũ Giác Đài tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh cho chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ khởi động giai đoạn một của Đội Không Quân Dự Bị Dân Sự để giúp chở các công dân Mỹ, những người xin Visa Di Dân Đặc Biệt và những cá nhân dễ bị tổn hại khác ra khỏi Afghanistan. Chỉ thị của Austin sẽ kích hoạt 18 chuyến bay thương mại để giúp các nỗ lực di tản: 3 chuyến từ mỗi Hãng Hàng Không American Airlines, Atlas Air, Delta Air Lines và Omni Air; 2 chuyến từ Hãng Hàng Không Hawaiian Airlines; và 4 chuyến từ Hãng United Airlines.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.