Hôm nay,  

Hoa Lục Vươn Tay Bể Đông; Úc, Nhật Dàn Trận Xiết Lại

10/06/200100:00:00(Xem: 5117)
SYDNEY (KL) - Bắc Kinh đã mở ra cuộc nói chuyện với phe phân lập của tỉnh Irian Jaya của Nam Dương, theo như lời phát ngôn viên của phe phân lập. Franzabelt Joku, một thành viên của phong trào Papua Tự Do đã nói cho báo Sydney Morning Herald được biết, cuộc đàm thoại với Trung quốc đã được mở ra, Bắc Kinh đã mời một đại diện cao cấp của phe phân lập sang Trung quốc vào tháng sáu này.

Trong khi Joku đã cho biết Trung quốc chưa quyết định hẳn để ủng hộ phong trào độc lập, cuộc bàn luận tiết lộ ra chiến lược Trung quốc đang cho nẩy mầm tại vùng Nam Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á.

Trong khi nỗ lực nẩy mầm đã mở ra rộng không được chú ý tới, Bắc Kinh như tầm ăn rỗi, vững chắc cho bành trướng các quan hệ kinh tế và chình trị trong những vùng này, Trung quốc đẩy mạnh cả hai vùng để đưa tư thế các quốc gia trong hai vùng cho chuẩn bị một tiềm thế đối chọi với Hoa kỳ.

Một tiềm thế an ninh ẩn đang có trong vùng rộng lớn của đại dương đã bị bỏ ngỏ. Trung quốc vẫn còn lâu mới có được lực luợng hải quân hoạt động trong vùng biển xanh đủ sức mạnh chống laị Hoa kỳ.

Nhưng ảnh hưởng của Trung quốc vào các hòn đảo trong vùng Nam Thái Bình Dương có thể làm cho Trung quốc thắng về mặt chính trị đưa tới tiềm thế quân sự để tạo ra một vùng chiến lược đe dọa cả Úc lẫn Hoa kỳ, đặc biệt đối với Hải quân Hoa kỳ chịu thua không thể làm được việc này.

Nẩy sinh quan hệ giữa Trung quốc và phe phân lập của Nam Dương được nhìn như một vấn đề có tiềm năng gây rối cho Canberra và Washington. Vị trí trung tâm thuộc Nam Dương nằm giữa Ấn Độ Dương, biển Nam Hải và Thái Bình Dương trở thành một điểm chặn chiến lược về hoạt động thương mại cũng như hải quân.

Jakarta hiện nay đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Bằng cách ve vãn các phong trào phân lập, Bắc Kinh nắm được đòn bẩy không cần biết những gì đang xẩy ra tại thủ đô Jakarta. Nỗ lực của Bắc Kinh mở ra tại các tỉnh ở nơi xa cho thấy Bắc Kinh muốn đi thẳng vào cửa quan chính của thủ đô của Nam Dương, nhưng đã bị thất bại.

Bắc Kinh đã tìm cách bành trướng quan hệ với Jakarta, nhưng việc tiến hành đã bị khựng lại vì ân oán lịch sử của Nam Dương đối với những tên cộng sản Trung quốc nắm vùng. Những tên cộng sản gốc Trung quốc này đã áp dụng chính sách bá đạo tại Nam Dương theo chính sách họ Mao của Trung quốc, tạo ra cuộc bạo động năm 1960 làm cho hàng trăm ngàn dân Nam Dương bị giết và tài sản bị tiêu tan.

Nhưng Trung quốc cũng đang tiến hành hay bành trướng để tiếp xúc với các quốc đảo như Papua New Guinea, Vanuatu, Kiribati, Tonga và Solomon. Trung quốc đã xây cất cho Papua New Guinea một tòa nhà đồ sộ cho bộ ngoại giao của quốc đảo này và đã mở ra các cuộc tiếp súc về mặt quân sự, trong khi đó Thủ tướng Barak Sope mới bị hạ bệ gần đây đã từng viếng Bắc Kinh hồi tháng mười năm 2000 để gặp mặt Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc. Bắc Kinh cũng có quan hệ quân sự đang cho phát triển đối với quốc đảo Tonga để mở cơ sở theo rõi vệ tinh và hỏa tiễn tại Kiribati.

Bắc Kinh đã lợi dụng sự trợ giúp cần thiết để phát triển quốc gia bằng cách đưa ra những vụ cho vay và tài trợ không có lối dàng buộc về kinh tế và chính trị như Hoa kỳ, Úc hay các cơ quan quốc tế chuyên cho mượn tiền có kèm theo lưỡi câu.

Năm 2000, viện trợ của Trung quốc cho Papua New Guinea đã tăng lên tới 72% so với 300 triệu đô-la Úc, số tiền viện trợ gần sấp sỉ số tiền Úc cho vay, theo như báo Sydney Morning Herald cho biết.

Bắc Kinh khéo khai thác các quốc gia tại Nam Thái Bình Dương đang phụ thuộc nước ngoài về viện trợ cũng như về thương mại là tạo ra sự bất mãn tại địa phương bằng cách chỉ trích kịch liệt đường lối kinh tế áp đặt của các cơ quan quốc tế cho mượn tiền và sự áp đặt của Washington đối với những quốc gia nhỏ bé để khai thác quyền lợi kinh tế cho Hoa kỳ.

Với sự bất ổn về chính trị và về sắc tộc đang làm nứt dạn phần lớn trên các quốc đảo này, Bắc Kinh có thể dễ dàng cho đâm bị thóc , trọc bị gạo bằng cách dùng mũi sóc đạo đức mà không cần tới chủ thuyết Mao hay chủ thuyết Cộng sản,. Nhưng cung cách thực tế nhất là cho các quốc gia tại Á châu mượn tiền mặt để phát triển kinh tế và lập quan hệ thương mại với Trung quốc, một quốc gia có một tỷ ba dân số mà mãi lực đầu người gấp hai hay ba mãi lực đầu người của các quốc đảo này hiện nay.

Xuyên qua các quan hệ kinh tế, Bắc Kinh mong mỏi nắm được cán cân chính trị và những mối quan hệ chiến lược quí giá để làm hàng rào. Bắc Kinh nhìn thấy có sự xung đột tương lai với Hoa kỳ mà về mặt quân sự không thể nào địch lại với Washington, nhất là về khả năng thuộc về lực luợng hải quân. Qua các cuộc giao dịch với các quốc đảo của vùng Nam Thái Bình Dương, Bắc Kinh có thể biến cái sức mạnh chính trị thành những lực luợng quân sự trong lúc có biến cố khủng hoảng xẩy ra.

Úc đang đưa ra trách nhiệm giữ an ninh cho đảo Papua New Guinea tại Nam Thái Bình Dương và quần đảo Nam Dương.

Trong một cuộc viếng thăm Tokyo sắp đến, Ngoại Trưởng Úc Alexander Downer sẽ yêu cầu Nhật Bản đóùng vai trò có trọng trách lớn hơn nữa để giữ an ninh cho vùng Đông Á, theo như giới truyền thông của Úc cho biết.

Lời nói ra của ông Downer cho thấy Canberra đang lo lắng việc Trung quốc cho bành trướng mặt chính trị đi kèm kinh tế để đạt một tiềm thế quân sự trong vùng Nam Thái Bình Dương, trong khi kinh tế của Úc càng ngày càng đi xuống sau khi bị Anh quốc bỏ rơi.

Anh quốc không còn nhập khẩu các nông phẩm của Úc như truớc kia và hiện nay Úc đang trông nhờ vào việc khai thác nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Trong khi Bắc Kinh thì không hẳn tung ngay lực lượng ra trong vùng Nam Thái Bình Dương, nhưng những mối quan hệ của Trung quốc với các quốc đảo đang đưa ra một phương tiện chiến luợc chống lại sức mạnh của Hải quân Hoa kỳ đang cho chuyển lực luợng từ Đại Tây Dương tập trung sang Thái Bình Dương để áp đảo Á châu.

Quân đội Trung quốc đã chú ý tới việc cho phát triển các hệ thống hỏa tiễn chống chiến hạm đặt nằm trên các bờ biển. Các hệ thống hỏa tiễn chống chiến hạm có thể được Trung quốc cho dàn ra ở khắp vùng Nam Thái Bình Dương và khắp vùng Đông Nam Á. Thiết lập các dàn hỏa tiễn với một số quân ít ỏi không gây sáo trộn văn hóa và kinh tế cho những quốc gia cho phép Trung quốc được đặt dàn hỏa tiễn.

Một dẫy đảo được dựng hỏa tiễn chống chiến hạm ngay cửa khẩu có thể làm cho việc điều quân trong vùng chậm trễ khá nghiêm trọng. Một dẫy đảo như thế ác thay lại nằm trên những lộ trình hàng hải quan trọng giữa Hoa kỳ và Úc, chúng có tiềm năng trải dài ra dọc theo quần đảo Nam Dương cho tới tận Ấn Độ Dương. Những dẫy đảo này có thể làm đứt các lộ trình tiếp tế và giao lưu thương mại khi có biến cố tạo cho Bắc Kinh và Washington đụng độ với nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.