Hôm nay,  

Bbc Bỏ Radio Làn Sóng Ngắn, Để Phát Qua Internet

28/05/200100:00:00(Xem: 5393)
LONDON (KL) – Theo tin của phái viên truyền thông Tom Leonard – Tiếng nói của Anh quốc phục vụ hàng chục năm qua trên đài BBC sẽ không còn phát trên sóng điện từ nữa đối với nhiều nơi trên địa cầu trong lúc chuyển dần tin tức phát thanh qua hệ thống internet.

Kể từ ngày 1 tháng bẩy, đài BBC sẽ cho đóng các máy phát điện từ sóng ngắn để phóng tin trên đất Hoa kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các hòn đảo nằm trên Thái Bình Dương. Thay vào đóù các thính giả sẽ truy nhập tin tức Thế giới trên internet hay nghe tin tức do các đài FM địa phương cho phát lại.

Đường lối này chấm dứt lối phát thanh tin tức truyền thống năm 1932 trở về trước, khi Vương quốc vụ, theo như tên gọi, lần đầu tiên lan truyền trong không gian và điểm từng giờ một với danh hiệu phát thanh quen thuộc “Đây là tiếng nói từ Luân Đôn, phát thanh mỗi giờ vào…” và cung cấp cho các thính giả tiếng nói trực tiếp từ một hòn đảo xa xôi trên mặt đất. Đài BBC đang chờ quyết định này, sẽ tiết kiệm cho đài 711 ngàn Mỹ kim mỗi năm. Trong khi đó sự xử dụng internet tại Hoa kỳ quá rẻ, còn các quốc gia như Fiji, người dùng internet phải trả tiền theo như điện thoại viễn liên để được cài vào tiếng nói của BBC phát đi từ London mỗi ngày.

Trong khi, việc phát thanh lại tin tức qua các đài phát tuyến địa phương thì bị chắp vá. Có một số đài địa phương nào đó phát tin lại tám giờ một ngày, còn các đài khác chỉ phát tin vài phút hay cho phát tin của BBC về khuya. Ngày 25/5 đài BBC đã nói rõ, đài không hẳn rút việc phát thanh tin tức ra khỏi bất kỳ quốc gia nào, nhưng chỉ làm thay đổi thói quen nghe tin của các thính giả mà thôi.

Trong khi đại đa số của 153 triệu thính giả vẫn còn được nghe tin trên làn sóng ngắn, các thính giả tại các quốc gia đã phát triển hơn đang chuyển nghe tin của BBC từ làn sóng ngắn sang internet để nghe được rõ hơn, theo như đài BBC đã cho biết.

Tại Hoa kỳ, có khoảng 2,5 triệu người nghe phát thanh lại qua đài FM và 1,5 triệu người nghe tin tức trực tuyến qua internet, theo như đã so sánh với môt triệu người nghe tin tức của BBC qua làn sóng điện từ ngắn.

Jerry Timmins là giám đốc của Thế giới vụ thuộc Mỹ châu, nhà giám đốc này đã cho biết : “Khối người nghe tin tức qua làn sóng điện từ ngắn bởi vì họ là những người hâm mộ làn sóng điện từ ngắn, những người khác muốn nghe têm nữa. Chúng tôi phụ trách một số đông thính giả. Đây không phải chuyện để có một quyết định dễ dàng, nhưng thực tế là dân chúng đang cho thay đổi phương tiện để nghe chúng tôi.”

Nhà giám đốc này đã nói rõ các vùng trênthế giới, nơi các thính giả đã dựa vào làn sóng radio ngắn, đài BBC vẫn tiếp tục bỏ tiền vào phương tiện này để cho phát thanh tin tức. Tiến sĩ Tom Williamson là một thính giả tại Ontario của Canada, ông đã cho biết, ông cảm thấy kinh hoàng về lối phát thanh tin tức này, ông đã lên tiếng đường lối này tước đoạt một nguồn tin hiếm có và xác thực của các thính giả người nước ngoài và làm danh tiếng của Anh quốc giảm đi trên thế giới.

Tiến sĩ đã cho biết : “Trong khoảng nửa thế kỷ vừa qua, đài BBC đã tạo được một sự nổi tiếng độc nhất và tình hình thế giới như đứng đầu về phát thanh tin tức và phân tích. Bỏ việc phát thanh này đi thực là không tưởng tượng nổi. Tiến sĩ đã mô tả, sự đề nghị của đài BBC để cho các thính giả xử dụng internet hay sự phát thanh lại của các đài FM là chuyện kỳ lạ. Tiến sĩ cho biết: “Tại Toronto chỉ có một đài phát thanh tin tức của BBC có 10 phút vào 8 giờ sáng. Còn ở đây, Peterborough tôi chẳng bao giờ được nghe sự phát thanh lại tin tức của đài BBC.”

Làn sóng điện từ là một phương tiện tốn tiền nhiều hơn là internet, chính thực tế nói lên tại sao một số đài phát thanh trên thế giới cũng đã đổi. Đài tiếng nói Hoa kỳ, Thê giới vụ của đối thủ Hoa kỳ cũng đã chấm dứt việc phát thanh trên làn sóng ngắn cho Trung Âu, nơi ngày xưa là mục tiêu quan trọng để phát thanh thông điệp tư tưởng.

Thính giả của Thế giới vụ đã tăng lên hồi năm ngoái hai triệu người, được các người đóng thuế tài trợ qua sự cam kết của Văn phòng Ngoại vụ Anh quốc. Sự cam kết này đã tăng lên 91 triệu Mỹ kim cho ba năm tới đứng đầu ngân sách hàng năm của 249 triệu Mỹ kim.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.