Hôm nay,  

Mỹ Lấy Lại Được Ghế Trong Ủy Hội Nhân Quyền Lhq

30/04/200200:00:00(Xem: 4173)
LIÊN HIỆP QUỐC (Reuters) - Hoa Kỳ đã lấy lại ghế ngồi trong Ủy hội Nhân quyền LHQ sau vụ thất bại ê chề năm 2001, lần đầu tiên Mỹ đã mất ghế này từ khi góp công xây dựng Ủy hội năm 1947.

Hai nước Liên Âu là Ý và Tây Ban Nha đã rút tên ra khỏi cuộc chay đua để làm cho Mỹ có thể lấy lại ghế này an toàn trong các số ghế dành cho Tây phương. Ủy hội gồm 53 ghế có nhiệm vụ điều tra tình trạng nhân quyền trên khắp thế giới.

Trong cuộc bỏ thăm kín hôm thứ hai 29-4 do Hội Đồng Kinh tế Xã hội LHQ tổ chức, các nước Úc, Đức, Ái Nhĩ Lan và Mỹ đã được bầu làm ủy viên Ủy hội Nhân quyền cho năm 2003.

Trong nhóm Á châu, Trung Quốc, Nhật Bản và Tích Lan được bầu khiến Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả rập bị loại. Về khu vực Đông Âu, Nga thắng Hung Gia Lợi để chiếm ghế duy nhất còn bỏ trống. Bốn nước Phi châu ứng cử là Burkina Faso, Gabon, Swaziland và Zimbabwe đã thắng cử không có tranh chấp.

Phái viên Mỹ Sichan Siv nói: "Chúng tôi đã trở lại Ủy hội, chúng tôi rất mong muốn được làm việc để tiếp tục thăng tiến vấn đề quan trọng này". Ông nói nhân quyền là "nền tảng chính sách đối ngoại của Mỹ".

Vụ Mỹ mất ghế năm ngoái đã làm chính phủ Bush sững sờ. Các nhà ngoại giao chê trách Mỹ về việc không vận động giỏi, vụ món nợ của Mỹ đối với LHQ lúc đó còn quá lớn và việc chính quyền Bush bác bỏ các thỏa hiệp toàn cầu về môi sinh, kiểm soát vũ khí và nhiều việc khác.

Hoa Kỳ cũng như Nga và Ấn Độ đã liên tục ở trong Ủy hội Nhân quyền LHQ từ ngày Ủy hội được thành lập năm 1947. Bà Eleanor Roosevelt, vợ của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt là Chủ tịch đầu tiên của Ủy hội và cũng là tác giả chính của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới năm 1948.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các tàu chiến và chiến đấu cơ Nga đã thực hiện các cuộc tập trận quy mô bên ngoài khơi của Ukraine trong tuần này tạo thêm sợ hãi về một cuộc phong tỏa vì quan ngại việc di chuyển của hơn 100,000 quân có thể báo trước một cuộc xâm lăng của Nga, theo bản tin của Business Insider tường thuật hôm Thứ Ba, 20 tháng 4 năm 2021.
Xếp của đảng CDU, Armin Laschet, đã tiến gần hơn rất nhiều đến việc được đề cử của Liên đảng CDU/CSU làm ứng cử viên cho chức thủ tướng Đức. Trong hội đồng liên bang của CDU, hơn ba phần tư thành viên hội đồng đã lên tiếng ủng hộ Laschet vào tối thứ Ba (ngày 20.04.2021) trong một cuộc bỏ phiếu kỹ thuật số bí mật.
Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm Thứ Hai, 19 tháng 4 năm 2021, nói rằng ông đã chuẩn bị gửi các tàu chiến vào Biển Đông để “bảo vệ tuyên bố chủ quyền” đối với các nguồn dầu mỏ và khoáng sản tại vùng tranh chấp của con đường biển chiến lược, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Hai.
Nhiều tháng suy đoán đã kết thúc. Ban lãnh đạo đảng Xanh đã quyết định ai sẽ trở thành Thủ tướng Đức trong trường hợp thắng cử: Annalena Baerbock. Cô ấy tuyên bố rằng cô ấy muốn đổi mới cơ bản đất nước.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nói rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa nếu người chỉ trích chính quyền Nga Alexei Navalny chết trong thời gian tuyệt thực trong tù, theo bản tin của báo USA Today tường thuật hôm Chủ Nhật, 18 tháng 4 năm 2021.
Một thế hệ cách mạng Cuba là người đã chiếm lấy quyền hành hơn 60 năm về trước, thách thức trực tiếp với Hoa Kỳ và sau đó đẩy Washington và Moscow tới bờ vực chiến tranh nguyên tử, tuyên bố rút khỏi sân khấu chính trị Cuba, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu, 16 tháng 4 năm 2021.
Tổng Thống Joe Biden đã công bố ý định đề cử 9 nhà ngoại giao làm đại sứ hôm Thứ Năm, 15 tháng 4 năm 2021, đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên về phái bộ ngoại quốc kể từ khi ông nhậm chức, theo CNN tường thuật.
Hoa Kỳ đã công bố các trừng phạt Nga để phản ứng với điều mà nước này nói là các cuộc tấn công mạng và các hành động thù nghịch khác, theo bản tin BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Năm, 15 tháng 4 năm 2021. Các biện pháp, nhắm vào hàng chục thể nhân và viên chức Nga, nhằm mục đích ngăn chận “các hoạt động ngoại quốc gây thiệt hại của Nga,” theo Bạch Ốc cho biết.
Bắc Kinh đã nhanh chóng lên án cuộc gặp, với phát ngôn viên, Ma, cáo buộc Hoa Kỳ “đang chơi ‘con bài Đài Loan’ và tiếp tục gửi đi các tín hiệu sai cho các thế lực độc lập Đài Loan.” Ma nói thêm rằng độc lập Đài Loan gây ra “tận diệt,” so sánh nó với việc uống “thuốc độc” mà “sẽ chỉ đẩy Đài Loan tới tai họa.”
Phúc trình 27 trang được công bố ngay trước cuộc điều trần bởi các viên chức tình báo hàng đầu của tổng thống xác nhận Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Ba, 13 tháng 4 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.