Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

10/12/200600:00:00(Xem: 2812)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Hai năm 2020 một nghị viện (Quốc hội) cho nhiệm kỳ mới được bầu lại tại Hamburg / Bắc Đức, được gọi là "Buergerschaftswahl (citizenship election)". Khoảng hơn 1,3 triệu người được kêu gọi để quyết định cho số đại biểu dân cử trong nghị viện.
Cảnh báo dịch bệnh vi khuẩn corona là “vẫn còn ghê gớm và phức tạp,” Chủ Tịch Tập Cận Bình hôm Chủ Nhật kêu gọi nỗ lực thêm nữa để chận đứng sự lây lan, làm hồi sinh kỹ nghệ và ngăn ngừa bệnh làm trở ngại việc trồng trọt các vụ mùa xuân, theo AP cho biết hôm Chủ Nhật, 23 tháng 2.
Tại Ý, số người bị nhiễm virus corona mới đã tăng lên hơn một trăm. Chỉ riêng ở khu vực Lombardei phía bắc nước Ý, 89 người đã bị nhiễm bệnh, chủ tịch khu vực Attilio Fontana nói qua đài truyền hình SkyTG24 vào Chủ nhật.
Hôm 22 tháng 2 năm 2020, Nam Hàn báo cáo số trường hợp lây bệnh corona mới đã nhảy vọt lên 123 nâng tổng số người bị bệnh corona trên toàn Nam Hàn tới 556, theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật (CDC) cho biết vào sáng Chủ Nhật, 22 tháng 2.
Hiện tại với trường hợp mới trong 24 giờ qua được xác nhận thì tổng số trên toàn cầu là 77.891 bị nhiễm coronvirus. Có tất cả 2.360 người chết Tại 26 quốc gia khác có 8 người chết. Ngoài Trung cộng có 1200 (thêm 127 mới) được xác nhận là bị nhiễm virus.
500 tù nhân TQ đã bị nhiễm vi khuẩn Covid-19, tên mới của corona, tại 3 tỉnh. Con số này gồm 230 tù nhân tại Nhà Tù Nữ của Vũ Hán, nơi vị giám đốc đã bị đuổi việc.
Nhà sáng lập công ty Amazon.com là Jeff Bezos tuyên bố ông tạo ra Quỹ Bezos Earth Fund, là đầu tư từ thiện lớn chưa từng thấy của ông để giúp chống lại các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2 người được chẩn đoán bị lây COVID-19 là những người bị cách ly trên du thuyền đã chết, theo bộ trưởng y tế Nhật phúc trình với Lập Pháp hôm Thứ Năm.
Hơn bốn tháng sau vụ tấn công ở Halle, Đức đã gây ra một vụ ám sát đẫm máu khác. Một người Đức giết chết chín người ở Hanau. Sau đó, anh ta bắn chết mẹ và mình. Merkel nói về "chất độc trong xã hội chúng ta".
Hôm Thứ Tư, ngày 19 tháng 2, Trung Quốc vẫn còn nằm trong khủng hoảng dịch bệnh corona, với số người chết trên toàn quốc đã đạt tới mốc ngoặc mới hơn 2,000 người.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.