Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

12/10/200600:00:00(View: 2782)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Moenchengladbach: Van Ri Nguyen từ Moenchengladbach đã rời Việt Nam cộng sản vào năm 1981 như một người tị nạn trên thuyền với vợ và lúc đó với bốn người con. Kể từ đó anh đã tìm được một quê hương mới ở Đức.
Hôm Thứ Hai, 31 tháng 8 năm 2020 Hoa Kỳ nói rằng họ đã và đang thiết lập cuộc đối thoại về kinh tế song phương với Đài Loan, một sáng kiến mà họ nói là nhằm tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ với Đài Bắc và hỗ trợ cho nước này trong cuộc đối diện với áp lực gia tăng từ Bắc Kinh, theo Reuters cho biết.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã gửi “lời chúc ấm áp” tới đối tác Belarus kiên trì Alexander Lukashenko của ông hôm Chủ Nhật, 30 tháng 8 năm 2020, trong khi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đã tụ tập tại Minsk và một đoàn xe tăng quân sự đã được thấy có mặt trong thành phố, theo bản tin của CNN cho biết.
Hàng chục nghìn người đã biểu tình chống lại chính sách corona của chính phủ Đức vào thứ Bảy tại Berlin. Tổng cộng có khoảng 35.000 đến 38.000 người đã đến các cuộc họp ở Berlin-Mitte và tại Cột Chiến thắng (Siegessaeule), như Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết. Đầu bếp thuần chay Attila Hildmann, được biết đến như một người theo thuyết âm mưu, đã bị bắt trong một cuộc đụng độ bạo lực trước đại sứ quán Nga. Một cuộc biểu tình vào buổi trưa đã bị phá vỡ vì đã không giữ được khoảng cách tối thiểu.
Hôm Thứ Sáu, 28 tháng 8 năm 2020, Thủ Tướng Nhật Abe, 65 tuổi, đã tuyên bố ông sẽ từ chức thủ tướng được xem là tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản vì lý do sức khỏe. Abe đã được bầu làm thủ tướng nhiệm kỳ hai vào tháng 12 năm 2012, sau khi phục vụ nhiệm kỳ một từ năm 2006.
Thủ tướng Angela Merkel (CDU) muốn các sự kiện lớn như lễ hội dân gian, sự kiện thể thao lớn với khán giả, các buổi hòa nhạc lớn hơn, lễ hội hoặc lễ hội làng bắn súng (Dorf- Schuetzenfeste / Village shooting festival) vẫn bị cấm cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra lệnh trừng phạt cấm các cá nhân và công ty Trung Quốc có liên hệ đến việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tại Biển Đông vào Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 8 năm 2020.
Cảnh sát Berlin đã cấm cuộc biểu tình lớn chống lại chính sách Corona và các tuần hành khác được lên kế hoạch cho thứ Bảy này. Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết với nhóm người tham gia dự kiến ​​sẽ có những hành vi vi phạm sắc lệnh chống lây nhiễm hiện tại.
Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển (ITLOS) vừa có một thẩm phán mới là đại diện của TQ trong nhiệm kỳ 2020-2029 mà Hoa Kỳ trước đó ví von chẳng khác nào bầu một anh đốt nhà làm điều hành cơ quan cứu hỏa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 25 tháng 8 năm 2020.
Không có cờ EU nào được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Belarus. Tuy nhiên, Moscow nhận thấy nguy cơ Minsk có thể quay lưng lại với Nga với phong trào dân chủ. Điện Kremlin rõ ràng đang định vị chính mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.