Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

10/12/200600:00:00(Xem: 2755)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc chích ngừa vi khuẩn corona được chế tạo bởi Oxford/AstraZeneca là an toàn và đủ hiệu quả để sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi, theo Cơ Quan Thuốc Châu Au tuyên bố hôm Thứ Sáu, 29 tháng 1 năm 2021 qua bản tin của báo Politico tường thuật hôm Thứ Sáu.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật hôm Thứ Sáu chuẩn thuận sự gia hạn của Hiệp Ước Mới START, hiệp ước kiểm soát vũ khí chính yếu với Hoa Kỳ, một tuần trước khi nó hết hạn, theo Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố qua bản tin của CNN hôm Thứ Sáu, 29 tháng 1 năm 2021.
Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân chống lại các cuộc tấn công tại Biển Đông, theo Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói với người đồng nhiệm của ông tại thủ đô Manila, theo bản tin của Newsweek tường trình hôm Thứ Năm, 28 tháng 1 năm 2021.
Trung Quốc đã và đang thực hiện nhiều chiêu thức nổi bật có, âm thầm có trong âm mưu thôn tính Biển Đông của họ, mà cụ thể nhất là việc TQ tiếp tục xây dựng các khu nhà ở cho người dân tại Đảo Phú Lâm trên Quần Đảo Hoàng Sa, nơi có nhiều tranh chấp với Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 28 tháng 1 năm 2021.
Một hạm đội Hoa Kỳ được dẫn đường bởi Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đã đi vào Biển Đông để khuyến khích “tự do hàng hải,” theo quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm Chủ Nhật, 24 tháng 1 năm 2021, vào lúc nhiều căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan làm gia tăng quan ngại tại Washington, theo bản tin NBC News cho biết hôm Chủ Nhật.
Tổng Thống Joe Biden lần đầu tiên gọi điện thoại cho các lãnh đạo ngoại quốc tới Thủ Tướng Canada Justin Trudeau và Tổng Thống Mexico Andrés Manuel López Obrador vào một thời điểm căng thẳng đối với mối quan hệ của Hoa Kỳ với các lân bang Bắc Mỹ, theo trang mạng của báo Startribune.com cho biết hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021.
Hàng chục ngàn người Nga đã tràn ra các đường phố để biểu tình hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021, để đòi hỏi thả lãnh đạo đối lập bị bỏ tù Alexei Navalny, bất chấp mối đe dọa bị bắt hàng loạt trong sự kiện được dự đoán là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất chống lại Điện Kremlin trong nhiều năm qua, theo NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông khi lần đầu tiên ra luật cho phép cảnh sát biểu của nước họ có quyền bắn vào các tàu nước ngoài, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong bản tin phát về VN hôm 23 tháng 1 năm 2021.
Là người quan tâm sâu xa tới khủng hoảng sinh thái trên mặt địa cầu của chúng ta, tôi rất hoan hỷ rằng ngài đang nâng cao vấn đề biến đổi khí hậu thành ưu tiên cao nhất của ngài và rằng Hoa Kỳ đang tham gia trở lại Hiệp Ước Khí Hậu Paris. Hâm nóng toàn cầu là mối đe đọa khẩn cấp đối với toàn thế giới và đối với sự sống còn của chủng loại của chúng ta.
Người chỉ trích Điện Kremlin hàng đầu của Nga là Alexey Navalny, đã bị bắt bởi công an tại Moscow hôm Chủ Nhật, 17 tháng 1 năm 2021, ngay sau khi ông này trở lại đất nước Nga và 5 tháng sau khi ông bị đầu độc với chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.