Hôm nay,  

1/3 Địa Cầu Sắp Bị Sa Mạc Hóa Hàng Trăm Triệu Dân Sẽ Đói

08/10/200600:00:00(Xem: 3614)

Trên nhật báo Independent, Anh Quốc có bài của Michael McCarthy báo động về nguy cơ: 1/3 diện tích hành tinh của nhân loại sẽ bị hạn hán trầm trọng vào năm 2100, tức là khoảng 94 năm sau, mà theo các chuyên viên khí hậu thì đó là hậu quả thảm khốc của tình trạng quả đất nóng dần.

Bài báo viết tiếp: Theo dự báo mới nhất của các nhà khoa học hàng đầu ở Anh, nạn hạn hán đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người, sẽ lan rộng khắp một nửa bề mặt quả đất trong thế kỷ tới bởi hiện tượng nóng dần của khí hậu. Theo tài liệu nghiên cứu của Met Office's Hadley Centre for Climate Prediction and Research, sự khô hạn diễn ra khắp nơi khiến các hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, cày cấy trở nên vô hiệu, diện tích khô hạn sẽ chiếm tới 1/3 bề mặt địa cầu.

Các nhà khoa học cho đây là một trong những dự báo về hậu quả khốc liệt nhất từ trước tới nay về hậu quả của khí hậu tăng cao tác động đến thế giới, khó ước lượng chính xác được.

Khám phá này được Climate Clinic công bố tại hội nghị của Đảng Bảo Thủ ở Bournemouth đã tạo một phản ứng dây chuyền đối với các chuyên gia phát triển và các tổ chức cứu trợ: đầy kinh ngạc và mất tinh thần. Các chuyên gia này hoảng sợ về tình trạng có thể xảy ra là tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển sẽ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Tài liệu nghiên cứu của Eleanor Burke và hai đồng nghiệp của ông ở Trung Tâm Hadley đã phác thảo phương pháp đo lường các hình thái hạn hán đã từng được biết tới như chỉ số Palmer Drought Severity Index (PDSI) như là sự đột biến có tính toàn cầu trong thế kỷ tới với nhiều biến đổi được dự báo trước, về lượng mưa và các trận nắng nóng khắp thế giới, do sự biến đổi khí hậu mang lại. Diện tích hạn hán hiện nay được đo bằng chỉ số PDSI chiếm 25% bề mặt quả đất và sẽ lên tới 50% vào năm 2100, tiến tới mức độ trầm trọng vì diện tích đất đai bị hạn hán hiện nay chỉ mới khoảng 8%, và chỉ số hạn hán nặng nề hiện là 3% sẽ lên tới 30%.

Mark Lynas, tác giả của High Tide, người đầu tiên tính được hậu quả hiển nhiên của không gian bị tác động bởi hiện tượng nóng dần của quả đất khắp thế giới nói: "Chúng ta đang nói về 30% bề mặt quả đất hoàn toàn thiếu vắng những người làm ra các sản phẩm nông nghiệp trong vài thập niên tới. Các vùng đất đó không lâu sau, sẽ không còn có thể nuôi sống nổi hàng trăm triệu người nữa.'

Nạn đói hàng năm ở châu Phi đã tăng lên gấp ba kể từ thập niên 1980. Khắp các vùng phụ cận sa mạc Saharan, châu Phi, 1/3 dân số không còn được đất nuôi sống nữa. Người nghèo sống nhờ vào đất đai hiện chỉ chiếm một phần nhỏ. Một trong những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi nhất là sự đầu tư chưa đúng mức ở các vùng nông thôn. Ở đấy, đường sá thì ít ỏi, trường học và bệnh viện hầu như hoàn toàn thiếu vắng.

Những người du cư ở Turkana, phía bắc Kenya đã nhìn thấy đàn bò của họ chết dần hồi năm rồi, khiến họ phải thay đổi kế sinh nhai. Họ từ chối đề nghị tặng bò của các tổ chức từ thiện. Thay vào đó, họ yêu cầu khí và lạc đà - những loài vật giúp ích cho sự sinh tồn của họ trong giai đoạn khó khăn trầm trọng này.

Các vùng đồng quê nay không có nhiều gia súc để dân châu Phi lấy làm nguồn sinh kế. Các dự án cung cấp tiền cho họ mua thức ăn có lẽ giúp họ tốt hơn, ít ra cũng trong một giai đoạn ngắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau vụ tin tặc, Poly Network đã lập ra nhiều địa chỉ mà họ nói là để tin tặc có thể trả tiền lại. Và có vẻ tin tặc đang hợp tác: tính tới 7 giờ 47 phút sáng Thứ Tư, Poly Network nói rằng, họ đã nhận khoảng 4.7 triệu đô là trả lại. Điều không rõ hiện nay là ai đã đứng sau vụ tấn công. Vào khoảng trưa, khoảng 261 triệu đô la đã được trả lại, theo công ty Chainalysis cho biết. Trong ghi chú được đi kèm với các giao dịch, Chainalysis cho biết, tin tặc nói rằng họ tấn công Poly Network là để giỡn chơi và hắn thực hiện cuộc tấn công như là một thách thức.
Trong khi đó, một đánh giá mới của quân đội Hoa Kỳ nói rằng Kabul có thể thất thủ vào tay Taliban trong vòng 90 ngày, và ngay cả sớm hơn trong một tháng, theo một người hiểu biết tin tình báo – dù người này cũng nói có thể phải mất tới 6 tháng dân quân Taliban giành kiểm soát toàn thủ đô. Các chi tiết về đánh giá, mà gồm phân tích từ Bộ Tư Lệnh Trung Tâm Hoa Kỳ, Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng và CIA, được báo The Washington Post tường thuật trước tiên.
Trung Quốc ngày càng hung hăng phô bày thanh thế trên Biển Đông để quyết xâm chiếm vùng biển chiến lược này bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và các nước có tranh chấp trong khu vực, mà điển hình là cuộc tập trận lới chưa từng thấy trong những ngày qua tại Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 10 tháng 8 năm 2021.
Được viết bởi hơn 230 khoa học gia hàng đầu từ nhiều quốc gia trên thế giới, bản phúc trình là một phần của Phúc Trình Đánh Giá Lần Thứ Sáu của IPCC – là phúc trình biến đổi khí hậu quan trọng nhất được công bố trong nhiều năm bởi cộng đồng khoa học quốc tế. Phúc trình là tổng hợp các công trình từ hơn 14,000 trích dẫn nghiên cứu. Nó là một bách khoa từ điển khoa học về khí hậu – một tóm tắt của những đồng thuận khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu và các dự báo tương lai như thế nào, qua việc sử dụng các mô hình khí hậu phức tạp và kiến thức về các điều kiện quá khứ. Nó là một cập nhật về cách khí hậu của Trái Đất và sự hiểu biết của chúng ta về nó đã thay đổi kể từ phúc trình như thế trước đây trong năm 2013.
Taliban đã chiếm 3 thủ phủ khu vực tại Afghanistan khi họ tiếp tục chiếm đất giành dân trong đất nước này, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Chủ Nhật, 8 tháng 8 năm 2021. Họ đã giành sự kiểm soát thành phố chính ở miền bắc Kunduz hôm Chủ Nhật, cũng như thành phố Sar-e-Pul và Taloqan. Điều đó có nghĩa là 5 thủ phủ khu vực đã rơi vào tay các dân quân kể từ Thứ Sáu, với Kunduz là sự xâm chiếm quan trọng nhất của họ trong năm nay. Thành phố này nối kết thuận tiện với các khu vực khác, gồm thủ đô Kabul.
Tokyo đã dập tắt ngọn lửa Thế Vận Hội của họ trong buổi lễ hôm Chủ Nhật, 8 tháng 8 năm 2021, giống như sự hạn chế của các trận đấu đã diễn ra mà không có khán giả và được xác định và bị biến đổi bởi đại dịch toàn cầu, môn thể thao sáng chói và sự rối loạn cá nhân sâu sắc, theo bản tin của Báo Al Jazeera tường thuật hôm Chủ Nhật. Các khoảnh khắc sau khi ngọn lửa bị dập tắt tại Vận Động Trường Thế Vận Hội, một chùm pháo bông nhiều màu sắc đã thắp sáng bầu trời đêm trong khi các lực sĩ đã sẵn sàng lên đường ra về.
Hoa Kỳ đã điều động nhiều pháo đài bay B-52 và các chiến đấu cơ Spectre tới Afghanistan trong nỗ lực chận đứng dân quân Taliban đang tiến tới 3 thành phố chính, theo bản tin của Business Insider tường thuật hôm Thứ Bảy, 7 tháng 8 năm 2021. Nhiều pháo đài bay B-52 đang bay vào Afghanistan từ căn cứ không quân tại Qatar, trút bom xuống các mục tiêu chung quanh Kandahar, Herat, và Lashkar Gah tại tỉnh Helmand, theo nhiều nguồn tin nói với Báo Times.
Trong lúc nhân loại, những người vẫn còn bình yên trong và sau đại dịch, dán mắt vào màn ảnh TV theo dõi các vận động viên giỏi nhất của mỗi nước đang thi tài ở thế vận hội Olympics Tokyo 2020, thì sân vận động Allegiant Stadium ở Las Vegas có 61,514 người mê đá banh hăng hái cổ vũ cho trận chung kết giải Concacaf Gold Cup 2021 giữa hai đội banh "hàng xóm": Mỹ và Mễ Tây Cơ.
Trung Quốc luôn luôn tìm cách để phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông hầu răn đe các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng mà cụ thể gần đây nhất là vụ TQ tiến hành tập trận ở Hoàng Sa từ ngày 6 tới 10 tháng 8 khiến cho Việt Nam đã lên tiếng phản đối và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN đã ra tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tại Biển Đông kềm chế, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 5 tháng 8 năm 2021.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken đã gặp Ngoại Trưởng Nam Dương Retno Marsudi hôm Thứ Tư, 4 tháng 8 năm 2021 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, theo bản tin của trang web Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ www.state.gov cho hay. Ngoại Trưởng Blinken và Ngoại Trưởng Retno đã nhấn mạnh đến sự quan trọng đang ngày càng gia tăng của Sự Hơp Tác Chiến Lược Mỹ-Nam Dương và sự đóng góp của nó cho an ninh và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.