Hôm nay,  

Vận Động Cấm Thử Nguyên Tử Toàn Cầu

16/09/200200:00:00(Xem: 4769)
LIÊN HIỆP QUỐC (Reuters) - Có tới 18 quốc gia thúc giục các nước còn đứng ngoài, trong đó có cả Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Hàn hôm thứ bảy ký phê chuẩn một lệnh cấm thử nghiệm nguyên tử toàn cầu mà họ nói là cần thiết cho hòa bình và an ninh thế giới.
Hiệp ước, có tên là Hiệp Ước Cấm Thử Nguyên Tử Toàn Diện, viêt1 tắt CTBT, sẽ cấm tất cả các cú nổ nguyên tử, dù là trên khí quyển, trong không gian, hay dưới mặt đất. Để hiệu lực, hiệp ước cần phê thuận thêm bởi 13 nước.
“Việc ngăn ngừa phổ biến vật liệu, kỹ thuật và kiến thức nguyên tử mà có thể dùng cho vũ khí tàn sát tập thể là một trong các thách thức quan trọng nhất thế giới đối diện hiện nay,” theo bản văn của 18 chính phủ phổ biến sau buổi họp các ngoại trưởng của họ tại tổng hành dinh LHQ.

“Chúng tôi xac1 nhận rằng CTBT có vai chủ yếu để củng cố hòa bình và an ninh thế giới. Vai này nên được công nhận bởi tất cả chúng ta,” theo bản văn, đưa ra bên lề hội nghị Đại Hội Đồng 190 nước.
Trong khi đó, Cuba loan báo sẽ ký 1 hiệp ước thứ nhì, Hiệp Ước Không Phổ Biến Nguyên Tử (NNT), để góp sức cho hòa bình thế giới thời hậu 9/11.
Trong 18 chính phủ họp hôm thứ bảy là Nga, Pháp, Anh, Nhật, Áo, Jordan, Nam Hàn, Nigeria, Nam Phi, Peru và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ trước giờ từ chối CTBT vì sợ đe dọa tới an toàn của kho đạn nguyên tử của Mỹ và Nga. Vài phụ tá của TT Bush nói là sự tin cậy và an toàn của vũ khí nguyên tử không thể bảo đảm nếu không cho thử nghiệm.
Hiệp ước CTBT mời ký tên từ 1996, nhưng chỉ 165 nước ký và trong nhóm này chỉ có 93 nước chịu phê chuẩn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo The Insider (Anh Quốc) vào ngày 18/1/2021, tại The Tampak Siring Temple ở Bali, Nam Dương, người ta cột con dao vào chân con gà trong trận đá gà truyền thống của người Balines Ấn Độ. Đây là một bộ phận của nghi lễ tôn giáo để thanh tẩy và trừ tà bằng máu của các con vật qua cuộc đá gà. Đá gà không phải lễ nghi tôn giáo được coi là cờ bạc tại Nam Dương.
Cơ quan khẩn cấp Tân Tây Lan (New Zealand) đã thông báo với người dân tại một số vùng đi lên các vùng đất cao hơn sau khi một trận động đất rất lớn làm rung chuyển Đảo Kermadec vào sáng sớm Thứ Sáu, giờ địa phương, khiến lo sọ bị sóng thần, theo CNN đưa tin hôm 4 tháng 3 năm 2021.
Một tàu chiến Đức sẽ tới Á Châu trong tháng 8 và, trên đường nó trở về, tàu này trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002, theo các viên chức cao cấp của chính quyền Đức cho biết hôm Thứ Tư, 3 tháng 3 năm 2021, qua tường thuật của Al Jazeera hôm Thứ Năm.
Tại Đại Hội Đồng LHQ ở New York, đại sứ Miến Điện tại LHQ, Kyaw Moe Tun, tuyên bố trong một phát biểu đầy xúc động đối với các đại diện rằng ông đại diện cho “chính quyền dân sự được người dân bầu lên” của bà Suu Kyi và ủng hộ cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của quân đội. Ông thúc giục tất cả quốc gia đưa ra tuyên bố công khai lên án mạnh mẽ cuộc đảo chánh, và từ chối thừa nhận chế độ quân sự.
Quân đội Hoa Kỳ đã tấn công một địa điểm tại Syria hôm Thứ Năm, 25 tháng 2 năm 2021 mà đã được sử dụng bởi 2 nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn theo sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào lực lượng Mỹ trong vùng trong 2 tuần qua, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Năm.
Điều buồn cười nhất mà ít ai nghĩ tới là một nước không bao giờ biết tôn trọng nhân quyền là gì như Việt Nam lại có can đảm ra ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 23 tháng 2 năm 2021.
Một thanh nữ đã trở thành người biểu tình đầu tiên thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống đảo chánh tại Miến Điện sau khi cô này đã bị bắn vào đầu hồi tuần trước, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Sáu, 19 tháng 2 năm 2021. Mya Thwe Thwe Khaing đã bị thương 2 ngày trước khi cô mừng sinh nhật 20 khi cảnh sát cố giải tán những người biểu tình.
Tổng Thống Biden hôm Thứ Sáu, 19 tháng 2 năm 2021 đã cảnh báo rằng “tiến trình dân chủ đang bị tấn công” tại Hoa Kỳ và Châu Âu khi ông cam kết ủng hộ liên minh xuyên đại tây dương và kêu gọi các quốc gia cùng nhau làm việc để giải quyết các thách thức chung, theo báo The Hill tường trình hôm Thứ Sáu.
Trong một hành động bất ngờ chính phủ Biden hôm Thứ Năm, 18 tháng 2 năm 2021 nói rằng Hoa Kỳ muốn ngồi xuống nói chuyện với Tehran và những nước ký kết khác đối với hiệp ước nguyên tử Iran, trước khi hai bên thực hiện bất cứ hành động cụ thể nào để cứu hay quay trở lại việc tuân thủ hiệp ước, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm.
Khu trục hạm phi đạn dẫn đường USS Russell của Hải Quân Hoa Kỳ đã đi qua Quần Đảo Trường Sa tại Biển Đông hôm Thứ Tư, thách thức yêu sách của Trung Quốc rằng các tàu chiến ngoại quốc phải xin phép trước khi đi qua vùng biển này, theo Hải Quân Hoa Kỳ cho biết qua tường thuật của Business Insider hôm Thứ Tư, 17 tháng 2 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.