Hôm nay,  

Dân Đào Tị Bắc Hàn Lúng Túng Hội Nhập

12/06/200000:00:00(Xem: 7134)
HÁN THÀNH (KL) - Bán đảo Cao ly đã bị chia ra miền Bắc cộng sản với miền Nam tư bản cả nửa thế kỷ nay, sự thôi thúc đào tị của dân Bắc Hàn để làm một cuộc hành trình gian truân về phía Nam với ước mơ có một cuộc đời tươi đẹp hơn.
Họ thấy giấc mơ của họ là những nỗi chua chát.
Đa số dân Bắc Hàn đều cho biết họ bị tức tối và thất vọng tại cái đất hầu như quá tự do, họ bị ngơ ngẩn vì những vật như điện thoại di động mang tay với lại máy truyền hình viễn khiển, máy tính tiền với lại các máy gia dụng trong một cái xã hội có đời sống cao nhất tại Á châu.
Cảnh đêm của Hán thành thì le lói ánh sáng nê-ông, khác hẳn với cảnh thê lương, u tối của Bắc Hàn với điện khi có khi không, cảnh kinh hãi hơn là hạnh phúc.
Muời ngàn dân Bắc Hàn đã chạy trốn nạn cơ hàn đã xẩy ra tại quê mính cách đây vài năm và để sinh sống tại đông bắc Hoa lục trong cảnh khốn khổ, không có mấy hy vọng để được sống tại miền Nam.
Cả ngàn dân đào tị đã lấy miền Nam làm nhà kể từ khi cuộc chiến tranh Cao ly xẩy ra những năm 1950-53 và cuối cùng đã chấm dứt bằng một thỏa ước ngưng bắn, khiến hai miền vẫn lâm vào cảnh chiến tranh ngày nay như nói theo đúng ý nghĩa quốc tế.
Nhiều dân đào tị cho đời sống tại Nam Hàn thường khó sống hơn tại Bắc Hàn. Trong khi đó hai miền Đại Hàn hay Cao ly đang sát lại gần nhau trên mặt chính trị như sửa soạn một cuộc họp thượng đỉnh lịch sử vào tuấn tới, nhưng dân của hai miền vẫn còn cảm thấy xa cách với nhau.
Những năm trước đây, các dân đào tị là những người tỵ nạn chính trị, chạy trốn về tội “phản động.” Nhưng bây giờ những người đào tị là dân tỵ nạn vì đói.
Son Soonsil và Paek Myunghak đã trốn chạy khỏi Bắc Hàn hồi năm ngoái. Cả hai đã gặp nhau tại trại tị nạn và lấy nhau hồi tháng mười một. Paek cho biết lý do họ bỏ miền Bắc rất giản dị.
“Nền kinh tế gặp quá khó khăn, nhà nước không có tiền, còn dân chúng chết đói như rạ ngoài đồng. Không có việc làm thì không có tiền, không tiền thì không có cơm ăn, chúng tôi đành phải bỏ ra đi. Sự ra đi của chúng tôi không phải vì lý do nào khác và cũng không phải vì lý do chính trị,” theo như lời của Paek, người đã được 28 tuổi. Có tới hai triệu người hay hơn nữa đã bị chết vì thiếu ăn hay vì bịnh khi bị nạn lụt và nạn hạn hán năm 1995, lại còn thêm những cán bộ quản lý nông nghiệp của nhà nước quá dốt nát đã gây ra họa đói kém tại các vùng thôn quê, theo như lời của xã công cho biết.
Những vấn đề dân Bắc Hàn thích hợp vào đời sống Nam Hàn cho thấy bị chia rẽ sâu sắc đã sinh ra từ khi hai miền của Cao ly đi vào cuộc chiến tranh với nhau, sự khó khăn để thích hợp này còn tiếp theo như hai miền sắp được thống nhất.
Chính quyền Nam Hàn cho biết như phải làm cho những người đào tị được thích hợp vào đời sống của Nam Hàn. Năm ngoái, trại tị nạn đã mở ra các khóa dạy nghề và giới thiệu họ vào một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Vì thế mà tại thế giới này Paek và Son đã gặp nhau, thông cảm nhau đi tới lấy nhau. Hầu hết các người đào tị nói nhiều về thực tế tàn nhẫn.
Yoon Sungchul cho biết ảo ảnh đời sống của anh tại Nam Hàn đã bị tan vỡ sau khi anh tới đây năm 1996.
“Chính quyền mở ra trại tị nạn Hanawon, những người tị nạn tưởng rằng họ có thể làm phù hợp và tự định cư lấy trong xã hội sau khi ra khỏi trại Hanawon. Họ học computers, họ lái xe và nhiều hơn nữa, nhưng cuối cùng họ chỉ có được chiếc bằng lái xe. Hành trang chỉ có bằng đó,” theo như lời của Yoon đã kể lại
Anh cho biết, những dân đào tị dễ bị sở mật vụ Nam Hàn bắt và tra tấn. “Sau khi lấy được tin tức hay khẩu cung, họ bỏ mặc dân đào tị để lăn lóc như cục đá vô thừa nhận nằm giữa đường.”
Hồi năm ngoái một nhóm dân đào tị đã nạp đơn kiện chính quyền về việc nhân viên mật vụ đã tra tấn và hà lạm quyền hạn đối với họ sau khi họ đã được Nam Hàn nhận lúc tới. Dân đào tị cho biết, cái trở ngại lớn của họ là chuyện công ăn việc làm.
Ước tính có khoảng từ 40 đến 50 phần trăm dân đào tị không có việc làm hay làm công việc có tính cách tạm bợ cho qua ngày. Nhiều người đã gặp khó khăn để giữ lấy việc làm bởi vì họ không có đầu óc tranh đua ngay tại nơi làm việc vì họ đã không quen thói đó, một chuyện không thấy xẩy tại Bắc Hàn đi theo chủ thuyết Stalin. Chủ thuyết Stalin là dạy nhân công cạnh tranh bằng cách tố cáo lẫn nhau và người có quyền bảo sao thì phải làm đúng như thế, không được cãi.
Tranh đua khác với cạnh tranh. Cạnh tranh là tìm cách hạ nhau, còn tranh đua là thi nhau làm tốt, làm giỏi và đẹp trong tinh thần xây dựng và hợp tác. Tố cáo là tìm vết để hạn uy tín hay dàn chuyện để hãm hại đối thủ.
Giáo sư Lee Sangman là giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia, ông cho biết, một trong những chướng ngại quan trọng cho dân Bắc Hàn là phải vượt qua vấn đề tâm lý.
Giáo sư Lee cho biết: “Tôi không cho rằng nhiều dân đào tị có thể tự thích hợp vào lối sống và môi trường của Nam Hàn.”
Song không phải tất cả dân tị nạn nào cũng bị thất vọng trong đời sống tại Nam Hàn.
Shin Yonghi và người chồng Choi Sewoong đã thành công trong việc mở một quán ăn tại Hán Thành. Ngày xưa Shin là một cây hài hước nổi tiếng tại Bắc Hàn, trong khi chồng nàng là cán bộ tài chánh của đảng công nhân làm việc với sở hối đoái.
Các người đào tị khác cho biết những chuyện thành công như thế là một trường hợp đặc biệt và hi hữu đối với những nhân vật từng là phần tử tinh hoa của Bắc Hàn.
Kim Kilsong, một đào tị 37 tuổi nói phải thận trọng, không nên thống nhất gấp quá.
“Có thể nào dân Nam Hàn ôm chầm lấy dân Bắc hàn được không" Dân Nam Hàn than họ đóng thuế quá nhiều và không được sống thoải mái vì những dân đào tị. Làm thế nào dân Nam Hàn có thể ôm nguyên cả mười triệu dân Bắc Hàn tràn vào sau khi thống nhất" Tôi thường hay nói, chúng tôi không cần thống nhất gấp, chúng tôi cần có thời gian để chuẩn bị.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
China phản ứng chuyến thăm gây tranh cãi của một quan chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan bằng cách tổ chức một cuộc thao diễn quân sự (Militaermanoever / Military maneuvers). Điều này đã được thông báo bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh vào thứ Sáu.
Không chỉ các nước trong vùng Biển Đông và Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển chiến lược này, mà giờ đây cả Anh, Pháp, Đức cũng làm tương tự, cho thấy tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông đang gặp phải sự chống đối mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế, theo bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 9 năm 2020.
Sau nhiều tuần biểu tình ở Belarus (Weißrussland), Liên minh châu Âu rõ ràng đã thắt chặt quan điểm chống lại nguyên thủ quốc gia Alexander Lukashenko. Đại diện đối ngoại của EU Josep Borrell tại Nghị viện châu Âu ở Brussels cho biết, người đàn ông 66 tuổi này sẽ không được công nhận là tổng thống hợp pháp của đất nước.
Berlin (AFP) - Gần ba tuần sau khi nhập viện Berlin Charité, chính trị gia đối lập người Nga bị đầu độc Alexej Navalny vẫn đang trong thời gian chữa trị. Người đàn ông 44 tuổi này hiện đã "hoàn toàn khỏi thở bằng máy", phòng khám của trường đại học thông báo hôm thứ Hai. Ông ấy “ngày càng được vận động” và có thể “tạm rời giường bệnh”.
Nếu Shinzo Abe là người sinh ra để làm Thủ Tướng Nhật Bản, thì con đường để trở thành ngôi sao chính trị đối với người có khả năng kế nhiệm ông ấy là hầu như khó được bảo đảm, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 14 tháng 9 năm 2020.
Các nỗ lực bởi tổng thống Belarus Alexander Lukashenko để đè bẹp các cuộc biểu tình chống lại ông đã thất bại hôm Chủ Nhật, 13 tháng 9 năm 2020 khi hơn 100,000 người đã xuống đường ngay tại nơi ông ở tại thủ đô Minsk, với các cuộc biểu tình khác khắp nước, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Chủ Nhật.
Các báo cáo về một cái chết do Coronavirus ở Anh xác nhận những nghi ngờ rằng virus đã lây lan sớm hơn nhiều so với giả định trước đây.
Người dân Palestine tại Gaza đã đốt các bức ảnh của các nhà lãnh đạo Do Thái, Mỹ, Bahrain, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm Thứ Bảy, 12 tháng 9 năm 2020 trong cuộc biểu tình chống lại sự chuyển hướng quan hệ bình thường với Do Thái của 2 quốc gia vùng Vịnh, theo bản tin của Al Jazeera cho biết hôm Thứ Bảy.
Các tin tặc có liên quan chặt chẽ với Nga, Trung Quốc và Iran đang cố rình mò người dân và các nhóm có liên hệ với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, theo công ty Microsoft cho biết qua bản tin của Đài BBC tiếng Anh tường trình hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020.
Cái chết của một người đàn ông Colombia sau nhiều lần bị sốc với súng bắn gây choáng váng bởi cảnh sát là người đã kềm chế ông ấy đã gây ra các cuộc bạo loạn và biểu tình khắp nước, theo bản tin hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020 của trang mạng Al Jazeera cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.