Hôm nay,  

Tq Tối Tân Hóa Quân Đội, Hứa Không Xâm Lăng

23/02/200000:00:00(Xem: 5605)
SINGAPORE (KL) - Tin của AP từ Tân Gia Ba gửi về và đã tường trình, người cầm đầu Không Quân Trung Quốc tuyên bố ngày thứ hai, Trung quốc sẽ cho hợp lý hoá quân đội vĩ đại và cồng kềnh và hứa Bắc Kinh không bao giờ “xâm lấn hay đe dọa bất cứ quốc gia có chủ quyền nào.”
Đại tướng Liu Shunyao đã nói trước những nhân vật cao cấp khắp nơi trên thế giới tham dự Hội nghị Không lực Thiên niên kỷ (Millenium Air Power Conference) tại Singapore.
Họ Liu cho biết, người Trung hoa có mục đích chiến thắng tất cả các trận chiến bản xứ chống lại Trung quốc như áp dụng vũ khí loại kỹ thuật cao cấp sau khi vắn tắt báo trước.
“Chúng tôi sẽ quyết tâm hợp lý hóa quân đội theo đường lối Trung hoa”, theo như lời công bố của vị tướng này.
Tướng họ Liu cho biết, đường lối đó gồm có vũ khí, binh thuyết và huấn luyện khá hơn để kiện toàn mục tiêu phòng phủ cũng như tấn công.
Mặc dầu lời lẽ có vẻ dằn dữ, họ Liu đã hứa: “Trung quốc sẽ không bao giờ xâm lấn hay đe dọa bất cứ quốc gia có chủ quyền nào. Nhưng điều này không hẳn cho phép bất cứ nước khác xâm lấn Trung quốc.”
Họ Liu cũng đã hối thúc tối tân hóa thiệt nhanh một lực lượng quân đội hiện nay có 2,7 triệu tên lính, gốc từ du kích đi ra, để thành một lực lượng chiến đấu tân kỳ có vũ khí tranh đua với lực lượng quân sự Hoa kỳ va các lực lượng quân sự khác của Tây phương.

Các cuộc chiến tranh tại vịnh Ba-Tư và tại Nam Tư đã làm cho Trung quốc lo lắng nhiều khi Trung quốc thấy các lực lượng quân sự Tây phương xử dụng bom điều khiển bằng hồng ngoại tuyến và nhiều vũ khi tối tân khác mà Trung quốc hiện nay không có.
Radio tại Đài Loan đã phóng tin Đài Bắc sẽ nhận 730 hỏa tiễn và 61 dàn phóng trong tuần tới, cũng như còn tiếp nhận thêm 460 hỏa tiễn Stinger cầm tay vào cuối năm nay.
Trung quốc đã đổ ra mười tỷ Mỹ kim để tăng cấp vũ khí trong mấy năm qua, mua phản lực siêu thanh chiến đấu của Nga và phát triển hỏa tiễn liên lục địa và hỏa tiễn tầm địch thủ.
Người ta được biết Trung quốc đã tuyên bố rõ ràng từ lâu, bất cứ hành động nào của Đài Loan đi tới việc độc lập chính thức sẽ dẫn tới chiến tranh.
Bạch thư 11 ngàn từ của Trung quốc đã tung ra, khẳng định công bố đại ý nói “Nếu Đài Loan quyết khước từ theo đuổi đường lối hòa bình để thống nhất Trung quốc qua các cuộc thương thảo, chính quyền Trung quốc sẽ buộc phải áp dụng biện pháp mạnh kể cả việc dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung quốc.”
Lời tuyên bố của họ Liu đã làm các lân bang đang có vụ tranh chấp về biên giới với Trung quốc phải e dè. Lời nói này làm cho Ấn độ và các nước vùng Đông Nam Á sẽ xiết tay đoàn kết chặt chẽ hơn trước con rồng sắp biến thành con cọp đói ăn vì cơ thể đang trưởng thành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), cũng như các đối tác của họ tại Anh và Canada, tất cả đều nói hôm Thứ Năm, 16 tháng 7 năm 2020 rằng họ đang chứng kiến các nỗ lực liên tục bởi các tin tặc Nga để xâm nhập vào các tổ chức đang làm việc đối với thuốc chích ngừa vi khuẩn corona trong tương lai, theo bản tin của Đài NPR cho biết. Các cơ quan tình báo Tây Phương nói rằng họ tin là các tin tặc là một phần của nhóm được biết không chính thức là Cozy Bear của Nga. Các cơ quan tình báo gọi nó là APT29.
Trong tranh chấp về việc hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật trừng phạt chống lại China. Cùng với điều đó, China phải chịu trách nhiệm về "những hành động đàn áp" đối với người dân Hồng Kông, ông Trump nói trong khu vườn hoa hồng của Tòa Bạch Ốc. Luật pháp cho chính phủ China các công cụ mới hiệu quả để hành động chống lại các cá nhân và tổ chức "xóa sạch tự do của Hồng Kông".
Sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng tuyên bố chủ quyền biển của Bắc Kinh tại Biển đông và những nỗ lực để khẳng quyết sự chiếm cứ bất hợp pháp, khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ USS Ralph Johnson đã thách thức TQ thêm nữa với chiến dịch đi lại, theo bản tin hôm 14 tháng 7 năm 2020 của báo Business Insider cho biết. Hải Quân đã công bố nhiều hình hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 của khu trục hạm đi qua gần Quần Đảo Trường Sa có tranh chấp, và phát ngôn viên Hải Quân Mỹ xác nhận tàu chiến này đã thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải trong khu vực.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 đã ký luật để đưa ra các trừng phạt Trung Quốc trong đối phó với sự can thiệp của họ vào quyền tự trị của Hong Kong, theo bản tin CNBC cho biết. Trump cũng nói rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt việc đối xử ưu đãi mà Hong Kong đã được hưởng từ lâu nay. “Hong Kong hiện sẽ được đối xử giống như Hoa Lục,” theo ông Trump cho biết trong phát biểu dài tại Vườn Hồng của Bạch Ốc mà đã nhanh chóng chuyển từ việc thông tin về đạo luật sang nhiều vấn đề vận động tranh cử.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Thứ Hai, 13 tháng 7 năm 2020 đã tuyên bố bác bỏ chính thức “hầu hết” các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông, là hành động leo thang mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, theo bản tin của CNN cho biết. Mô tả hành động như là “việc làm mạnh chính sách của Hoa Kỳ,” người lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ khẳng quyết rằng “Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài biển hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, vì là chiến dịch bắt nạt để kiểm soát của họ.” “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông như đế quốc biển của họ. Mỹ đứng cùng lập trường với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên biển, phù hợp với các quyền và trách nhiệm của họ theo luật quốc tế,” theo ông Pompeo cho biết trong một tuyên bố dài.
Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo China (Trung Cộng) rằng luật an ninh đối với Hồng Kông sẽ gây căng thẳng lâu dài cho mối quan hệ với châu Âu. Chính phủ ở Bắc Kinh phải được nói rõ rằng nếu luật an ninh gây tranh cãi vẫn được duy trì, "tình trạng phẫn nộ hiện tại" sẽ không còn, Steinmeier nói hôm Chủ nhật trong "Phỏng vấn mùa hè" của đài ZDF. Thay vào đó, sẽ có "một sự thay đổi tiêu cực bền vững" trong quan hệ của China với châu Âu và các nước phương Tây khác.
Hàng trăm ngàn cư dân Hong Kong đã bỏ phiếu trong cuộc bầu sơ bộ ủng hộ dân chủ để chống lại luật an ninh mới của TQ được đưa ra vài tuần qua, theo bản tin của báo The Hill cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020. Gần 600,000 người đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu không chính thức, là cao hơn các dự kiến của những nhà tổ chức 170,000 cử tri, theo AP tường trình. Các nhà tổ chức báo cáo rằng 592,000 người đã bỏ phiếu trên mạng, và 21,000 người bỏ phiếu tại các thùng phiếu, theo Reuters cho hay.
Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 năm 2020, xác nhận rằng ông đã được báo cáo về tin liên quan đến Nga trả tiền cho Taliban, có vẻ thừa nhận rằng việc hỗ trợ của Nga đối với nhóm dân quân tại Afghanistan không phải là “tin vịt,” như TT Trump đã nói, theo bản tin của CNN cho biết. Tuy nhiên, ông Esper cũng nói rõ rằng ông đã không thấy tin tình báo chứng thực rằng lính Mỹ đã bị giết là kết quả của tiền “thưởng,” đi một đường ranh giữa việc thừa nhận mối đe dọa được biết và tiềm năng đụng độ với Tổng Thống.
Tổng Thống Brazil Jair Bolsonaro, người đã đùa giỡn với những hiểm nguy của vi khuẩn, đã tuyên bố thử nghiệm dương tính trong lúc ông phát biểu trên truyền hình toàn quốc hôm Thứ Ba, 7 tháng 7. Ông là nhà lãnh đạo thứ hai trên thế giới, sau Thủ Tướng Anh Boris Johnson, xác nhận bị truyền nhiễm vi khuẩn. Với hơn 1.6 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn được xác nhận tính tới Thứ Ba, Brazil là nước bị lây lan nhiều thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Hơn 65,000 người đã thiệt mạng vì các biến chứng liên quan tới Covid-19 – cũng là nước có số tử vong cao thứ hai trên toàn cầu chỉ sau Mỹ. Các nhà nghiên cứu Brazil tin rằng con số thực sự còn nhiều hơn, cao hơn con số chính thức công bố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.