Hôm nay,  

Nông Dân Hoa Lục Nghèo Đói, Vào Wto Còn Nguy Thêm

05/05/200200:00:00(Xem: 4892)
(By David Murphy)

Đột nhiên Trung Quốc dường như đã tỉnh giấc với cơn khủng hoảng điền địa. Nó đã là đề tài chính trong kỳ đại hội hàng năm của Quốc Hội Nhân Dân trong tháng Ba vừa qua. Thủ tướng Zhu Rongji cho biết vấn đề nhức đầu nhất của ông là nâng cao mức lợi tức của người dân vùng thôn dã. Đảng CS Trung Quốc đang tổ chức những phiên họp cấp lãnh đạo về vấn đề này. Các cơ quan truyền thông nhà nước tràn ngập tin tức về sự khó khăn của người dân sống tại các vùng thôn quê hẻo lánh.

Lý do bào chữa cho sự khó khăn này mà cấp lãnh đạo đảng CS Trung Quốc đưa ra là vì Trung Quốc vừa gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) vào tháng 12 năm ngoái và vì giá lúa mì nhập cảng rẻ từ phương Tây đã gây tổn hại cho nông dân Trung Quốc.

Thực ra, giá lúa mì rẻ từ phương Tây do sự gia nhập WTO chỉ ảnh hưởng chút ít đến nông dân Trung Quốc. Cốt lõi của vấn đề là quá nhiều người canh tác trên một thửa đất quá nhỏ, do đó, năng xuất kém và không thể cạnh tranh với ngoại quốc.

Mức lợi nhuận của nông dân Trung Quốc đã rất thấp từ hằng chục năm. Trong năm 2000, mức lương của người dân Trung Quốc sống ở thôn quê chỉ có $272/năm, so với $763/năm cho người dân thành thị. Năm ngoái, mặc dù trên tổng số, mức lương nông dân có tăng 4%, nhưng trong nhiều lãnh vực như kỹ nghệ bông vải, mức lương đã giảm.

Đảng CS Trung Quốc đang cố gắng cứu vãn tình thế bằng cách đưa nhiều phương cách để gia tăng năng xuất. Chẳng hạn như giúp hạt giống tốt hơn, cải tiến thông tin về nông nghiệp và ngay cả việc nhà nước trợ giúp trong việc nuôi gia súc, chích ngừa và những chương trình tài trợ. Những chương trình này đã bắt đầu vài nơi nhưng một điều vẫn chưa rõ ràng là không biết Đảng CS Trung Quốc đào đâu ra tiền để thực hiện chúng.

Những vấn đề khó khăn của người dân quê Trung Quốc có thể viết thành một danh sách dài. Đất đai thiếu thốn nhất là những vùng Bắc và Tây Bắc, lại bị đe doạ bởi thiên tai. Những vùng núi tại miền Nam và Tây Nam, có thể canh tác được lại bị bỏ không. Ruộng đất thường quá nhỏ, nhất là tại các vùng đông dân cư, chẳng hạn như vùng Phúc Kiến thuộc miền Tây. Trong những làng mạc được coi là phồn thịnh, mức lương trung bình hằng năm của người dân là 4,000 nhân dân tệ, khoảng 500 Mỹ kim.

Họ sống qua ngày bằng một thửa ruộng rộng một phần tư hecta.

Tại vùng Tây Bắc, nông dân có ruộng đất rộng hơn nhưng họ chỉ canh tác một mùa, so với bốn mùa như tại Phúc Kiến. Nước rất khan hiếm tại vùng Bắc, và hằng chục triệu người dân quê tại Trung Quốc đang sống trong mức nghèo đói.

Giải pháp thực sự cho vấn đề này là di chuyển những người dân ở vùng thôn quê, đem họ vào lãnh vực kỹ nghệ tại các thành phố lớn hoặc các dịch vụ phục vụ tại các thành phố nhỏ. Bảng kiểm tra dân số Trung Quốc năm 1997 cho thấy 353 triệu người trên tổng số 500 triệu nông dân làm công việc canh tác hơn 6 tháng trong một năm. Trong bảng kiểm tra tháng 3 cho thấy sự thặng dư của nhân lực tại các vùng thôn quê vượt hơn 200 triệu người.

Mặc dầu với con số ước lượng là 4 triệu người rời bỏ lãnh vực nông nghiệp mỗi năm trong thập niên 90, và 8 triệu người sẽ gia nhập lãnh vực này trong vòng 5 năm tới, Đảng CS Trung Quốc dường như chẳng có một giải pháp nào để giải quyết vấn đề nhức đầu này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Công ty nói rằng họ đã “biết rằng một số người đang gặp rắc rối trong việc tiếp cận ứng dụng Facebook” và công ty đang làm việc để phục hồi lại chức năng. Công ty đã không cho biết điều gì có thể gây ra việc mạng này bị đứng, mà đã bắt đầu khoảng 11 giờ 45 phút giờ miền Đông Hoa Kỳ. Chuyện các trang mạng và các ứng dụng bị hỏng không hoạt động là bình thường, dù chuyện như vậy xảy ra trên quy mô toàn cầu là hiếm. Những người sử dụng đã báo cáo không thể vào Facebook tại California, New York và Châu Âu.
Báo cáo đã được công bố hôm Chủ Nhật bởi Hiệp Hội Các Ký Giả Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) gồm 600 nhà báo từ 150 cơ quan truyền thông báo chí tại 117 nước. Nó đã được đặt tên là “Pandora Papers” bởi vì những phát hiện này đã rọi ánh sáng vào những thương lượng bí mật trước đây về giới thượng lưu và tham nhũng, và cách họ đã sử dụng các trương mục ngoại quốc để che đậy những tài sản trị giá hàng ngàn tỉ đô la.
Đài Loan đã chỉ trích gắt gao Trung Quốc hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021 sau hàng chục phản lực quân sự bay vào vùng phòng thủ không gian của Đài Loan trong điều mà nước này gọi là cuộc xâm nhập lớn nhất của Bắc Kinh từ trước tới nay, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố rằng 20 chiếc máy bay, tất cả đều là chiến đấu cơ ngoại trừ 2 chiếc máy bay chống tàu ngầm đã bay vào khu vực chung quanh Quần Đảo Đông Sa (Pratas Islands) hôm Thứ Bảy.
Canada đã tổ chức ngày lễ toàn quốc đầu tiên vinh danh các nạn nhân và những người còn sống sót của hệ thống nhà trường cư dân bản địa của đất nước này, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 30 tháng 9 năm 2021. Ngày lễ luật định đến một ngày sau khi một tòa án liên bang đã giữ nguyên phán quyết năm 2016 ra lệnh chính phủ Canada phải bồi thường cho các trẻ em người Da Đỏ là những em bị đưa vào cơ sở nuôi dưỡng. Ngày Quốc Gia Vì Sự Thật và Hòa Giải hôm Thứ Năm và quyết định của tòa án đã nêu bật lịch sử của sự kỳ thị và làm hại đối với các cộng đồng First Nations.
Chủ quyền của một quốc gia là chuyện sinh tử của một dân tộc, bởi thế khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng bắt nạt và đầy tham vọng xâm chiếm Biển Đông thì các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này tức khắc phải lên tiếng phản đối, mà cụ thể gần nhất là việc ngoại trưởng Phi Luật Tân yêu cầu Bộ Ngoại Giao của nước này gửi 3 công hàm phản đối các hoạt động trái pháp luật của TQ ở Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 30 tháng 9 năm 2021.
Các viên chức đứng đầu quốc phòng Hoa Kỳ đã nói rằng việc xâm chiếm Afghanistan của Taliban có thể theo dõi ngược lại một thương lượng giữa nhóm này và chính phủ Trump, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 9 năm 2021. Hiệp ước được gọi là Doha đã được ký vào tháng 2 năm 2020 và ấn định ngày cho cuộc rút quân đội Hoa Kỳ. Tướng Frank McKenzie nói rằng hiệp ước này đã có “hiệu quả tai hại thật sự” lên chính phủ Afghan và quân đội. Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đã đồng ý điều đó, nói rằng thỏa thuận nói trên đã giúp Taliban “mạnh hơn.”
Một cuộc chiến giữa các băng đảng trong một nhà tù tại thành phố biển Guayaquil của Ecuador đã giết chết ít nhất 100 tù nhân và làm bị thương 52 người khác trong sự kiện mà các viên chức thẩm quyền nói là cuộc thảm sát nhà tù tồi tệ nhất trong lịch sử của nước này, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 9 năm 2021. Ít nhất 5 người đã được báo cáo bị chặt đầu, theo các viên chức cho biết hôm Thứ Tư.
Trung Quốc tìm mọi cách để khống chế và xâm chiếm Biển Đông cho bằng được, mà cụ thể mới đây nhất là việc họ tung ra độc chiêu với việc thử nghiệm cá đuối robot thả xuống Biển Đông để mai phục và theo dõi mọi hành động của các nước trong vùng biển chiến lược này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 28 tháng 9 năm 2021.
Kết quả bầu cử cho thấy cử tri không đồng ý với đường lối chính trị của liên minh lớn CDU/CSU và SPD do bà Merkel lãnh đạo, ít nhất trong nhiệm kỳ qua 20217-2021. CDU/CSU mất hơn 8% phiếu là hậu quả. SPD thắng lớn, tăng gần 5%. FDP và Xanh thắng lớn, trở thành lực lượng mạnh thứ ba sau SPD và CDU/CSU.
Giám Đốc Tài Chánh của Công Ty Hoa Vi là bà Mạnh Vãn Chu và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021, đã ký thỏa thuận ngưng truy tố các cáo buộc của Hoa Kỳ chống lại bà cho đến cuối năm 2022, sau khi cho thấy các truy tố có thể bị bãi bỏ, theo theo bản tin của CNN Business tường thuật hôm Thứ Sáu. Thương lượng sẽ cho phép bà trở lại Trung Quốc, và có thể đưa đến chấm dứt gần 3 năm pháp lý mà đã tạo phức tạp cho các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, TQ và Canada.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.