Hôm nay,  

Hạ Viện Điều Trần Về Nhân Quyền Và Pghh

3/15/200000:00:00(View: 5466)
Hoa Thịnh Đốn (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) — Tại buổi điều trần ngày 10 tháng 3 vừa qua về bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao, vấn đề Phật Giáo Hoà Hảo đã được nêu ra như một đề tài chính. Dân Biểu Christorpher Smith, chủ toạ buổi điều trần, đã mạnh mẽ chỉ trích sự sai sót trong bản phúc trình về vấn đề này.

Trong lời phát biểu mở đầu buổi điều trần DB Smith cho rằng bản phúc trình năm nay khách quan hơn năm ngoái nhưng vẫn còn một số thiếu sót trầm trọng:
“Tiếc thay, vẫn còn một số rơi rớt từ tập quán cũ vài năm trước đây, khi mà bản phúc trình thường tỏ ra là sản phẩm của cuộc chiến du kích giữa những thành phần ủng hộ nhân quyền trong Bộ Ngoại Giao và các đồng nghiệp vốn chỉ quan tâm đến việc ‘tránh làm tổn thương quan hệ’ giữa Hoa Kỳ và một chế độ độc tài ghê tởm nào đó.”

DB Smith lấy tình trạng của Phật Giáo Hoà Hảo ở Việt Nam làm điển hình cho thái độ đánh bóng một số chế độ độc tài của Bộ Ngoại Giao:
“Bản phúc trình nêu sự việc chính quyền Việt Nam thành lập Ủy Ban Đại Diện để điều khiển Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo như là một cải thiện về tự do tôn giáo... Tôi đã gặp một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, và được cho biết rằng hầu hết tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo phủ nhận tính cách chính danh của uỷ ban mới thành lập này. Người đứng đầu uỷ ban là một cán bộ cộng sản, và việc làm đầu tiên của uỷ ban này là cấm đoán các buổi lễ truyền thống của Phật Giáo Hoà Hảo.”

Để nhấn mạnh điểm phi lý này trong bản phúc trình, DB Smith ví von: “Nếu như chính phủ Hoa Kỳ thành lập uỷ ban 11 người để điều khiển Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Cơ Đốc Giáo thì sẽ chẳng ai cho rằng điều này giúp tăng thêm tự do tôn giáo cho các tín đồ Công Giáo hay Cơ Đốc Giáo ở Hoa Kỳ. Cũng vậy, chúng ta không được tuyên bố sai lệch như vậy đối với trường hợp của Phật Giáo Hoà Hảo.”

Bên cạnh đó, DB Smith cũng đã mạnh mẽ chỉ trích phần tường trình thiếu khách quan của Bộ Ngoại Giao về tình trạng thuyền nhân hồi hương.

“Cũng giống như những năm trước, bản tường trình lập lại kết luận của nhân viên giám sát của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc là chẳng một ai trong số hàng ngàn thuyền nhân từ các trại dưới Chương Trình Hành Động Toàn Diện đã bị đàn áp sau khi hồi hương. Khi đi đến kết luận này, Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã phải quyết định sẽ phải làm gì với hàng ngàn người hồi hương đã bị tra khảo bởi công an về các hoạt động chống cộng trước và sau khi rời Việt Nam, đã bị đe doạ trừng phạt nặng nề nếu họ còn tiếp tục những hoạt động ấy sau khi hồi hương, và đã bị từ chối hộ khẩu vốn cần thiết để nhận hưởng những phương tiện đời sống căn bản. Một số người đã bị tống giam sau khi hồi hương, với sự cáo buộc rằng họ đã phạm tội trước khi rời Việt Nam, và ít ra một người đã bị xử tử. Trong mỗi trường hợp như vậy, nhân viên giám sát đã quyết định rằng hoặc sự đối xử tàn tệ ấy không phải là ‘ngược đãi’ hoặc sự đàn áp xuất phát từ lý do phi chính trị nào đó.

“Bộ Ngoại Giao đã được cung cấp tin tức về một số trường hợp, bởi một số tổ chức nhân quyền và bởi nhiều thành viên Quốc Hội. Thay vì lập lại một cách không suy xét kết luận của Cao Uỷ Tị Nạn trong những bản tường trình tương lai, tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao điều tra những trường hợp này và quyết định xem họ có nói đúng sự thật về những điều nguy hại mà họ đang phải gánh chịu sau khi trở về Việt Nam.”

Trước buổi điều trần, Ông Trần Văn Tươi, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, văn phòng đặt tại Quận Cam, đã cung cấp những dữ kiện chính yếu cho Dân Biểu Smith để chứng minh sự sai sót của bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao. Đồng thời, Ban Trị Sự đã phổ biến một bản thông tin báo chí nhằm đính chính trước dư luận quốc tế về những sai sót đáng tiếc trong bản phúc trình về tình trạng Phật Giáo Hoà Hảo ở trong nước.

Cuối năm ngoái, Ban Trị Sự đã sắp xếp để Dân Biểu Smith và hai nhân viên Quốc Hội, một của Hạ Viện và một của Thượng Viện, đã tiếp xúc với Ông Trương Văn Thức, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo cư ngụ tại Thánh Địa Hoà Hảo, khi phái đoàn Quốc Hội này viếng thăm Việt Nam. Ít lâu sau buổi gặp gỡ này, Ông Thức và 8 tín đồ Phật Giảo Hoà Hảo đã bị tống giam đang khi tổ chức ngày lễ Đản Sanh của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Do sự lên tiếng nhanh chóng của DB Smith qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do cho cả 9 người sau 2 ngày giam cầm.

Trong thời gian Bộ Ngoại Giao đang soạn thảo bản phúc trình, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã gởi một tập tài liệu về tình trạng của một số thuyền nhân bị đàn áp và cầm tù sau khi hồi hương. Trong mấy tháng qua tài liệu này cũng đã được cung cấp cho DB Smith, DB Ed Royce, và nhiều đồng viện khác trước những chuyến viếng thăm Việt Nam của họ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Taliban hôm Thứ Ba, 7 tháng 9 năm 2021, đã công bố chính phủ lâm thời cho Afghanistan toàn là đàn ông gồm các cựu chiến binh của chế độ cai trị hà khắc của họ từ thập niên 1990s và cuộc chiến 20 năm chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu, một hành động dường như không phải để giành lấy sự ủng hộ quốc tế đối với những nhà lãnh đạo mới đang cần một cách tuyệt vọng để tránh sự sụp đổ kinh tế, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Được bổ nhiệm vào chức vụ chính của bộ nội vụ là Sirajuddin Haqqani, là người nằm trong danh sách truy tìm số một của FBI với tiền thưởng 5 triệu đô la cho cái đầu của ông ấy và được tin là vẫn còn đang giam giữ ít nhất một con tin Mỹ. Ông này lãnh đạo hệ thống Haqqani đáng sợ mà bị đổ tội cho nhiều vụ tấn công chết người và bắt cóc.
Nasaria nói Taliban đang “săn lùng những người Mỹ” khi mà sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi đất nước này. “Tôi nghĩ về chính mình, ‘Có phải tôi phải xem đây là nhà của mình không? Có phải tôi sẽ kết thúc cuộc sống của mình ở đây không? Có phải tôi sẽ chết ở đây không? Điều gì sẽ xảy ra?’,” theo bà nói với Đài Voice of America trong một cuộc phỏng vấn. “Rõ ràng họ [Taliban] sẽ gõ cửa từng nhà… cố tìm xem có bất cứ ai có hộ chiếu màu xanh không.”
“Cùng với nhóm đồng nghiệp của chúng tôi, chúng tôi đã muốn đi đến gần văn phòng của chính phủ cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới đó, Taliban đã tấn công các phụ nữ bằng súng điện, và họ xịt hơi cay vào các phụ nữ. Họ cũng đánh vào đầu các phụ nữ bằng bảng súng, và các phụ nữ đã bị chảy máu. Không có ai hỏi tại sao,” theo Soraya, một nhân viên của chính quyền cũ có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy, nói với Reuters. Một video cho thấy nhà hoạt động Afghan Narjis Sadat bị chảy máu đầu đã được chia xẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, cho rằng bà đã bị đánh bởi các tay súng dân quân tại cuộc biểu tình.
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga hôm Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2021, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức trong khi các đánh giá về sự ủng hộ ông tiếp tục sút giảm vì việc ông giải quyết đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Báo The Hill tường thuật hôm Thứ Sáu. Suga, 72 tuổi, nói rằng ông sẽ không tranh cử trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng trong vài tuần, trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11, theo nhiều báo cáo cho biết. Ông đã nói với các đồng nghiệp trong cuộc họp đảng rằng ông đúng ra nên tập trung vào các nỗ lực chống vi khuẩn corona hơn là tranh giành tái đắc cử, theo Báo The Washington Post cho biết.
Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Armin Laschet (CDU) đi cùng một nhóm chuyên gia trong đợt tổng kết cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Ông Laschet tại trụ sở CDU ở Berlin cho biết 23 ngày trước cuộc bầu cử, bây giờ là về nội dung. " Bây giờ mang những ý tưởng sáng tạo đến "trọng điểm", đó là những gì chúng tôi đặt ra để làm." Nhóm của ông bao gồm "các chuyên gia nam nữ làm một cái gì đó khác hơn là những thí nghiệm đơn giản có tính chất ý thức hệ ".
Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Mark Milley, chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hôm Thứ Tư, 1 tháng 9 năm 2021, nói rằng “có thể” Hoa Kỳ sẽ tìm cách hợp tác với Taliban trong các cuộc không kích khủng bố tại Afghanistan chống lại các dân quân Nhà Nước Hồi Giáo và những nhóm khác, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lấy Biển Đông, mà mới và cụ thể nhất là việc nước này yêu cầu tàu ngoại quốc “phải khai báo tên tàu, tín hiệu gọi tàu, hàng hóa độc hại và nguy hiểm trên tàu” khi đi vào khu vực mà họ gọi là “lãnh hải” của TC trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 8 năm 2021.
Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối ngày Thứ Hai, 30 tháng 8 năm 2021, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ và đóng lại một chương lịch sử quân đội mà có thể sẽ được nhớ tới vì sự thất bại to lớn, không làm đúng lời cam kết và cuối cùng bỏ chạy khiến cho hơn 180 người Afghans và 13 binh sĩ Hoa Kỳ chết, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Sullivan nói rằng Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch để tòa đại sứ tiếp tục hiện diện sau ngày Mỹ rút quân cuối cùng. Nhưng ông cam kết Hoa Kỳ “sẽ bảo đảm có sự ra đi an toàn cho bất cứ công dân Mỹ nào, bất cứ thường trú nhân Mỹ hợp lệ nào,” sau Thứ Ba, cũng như đối với “những người Afghans đã giúp chúng ta.” Nhưng vô số người Afghans dễ bị hại, sợ sự trở lại tàn bạo của chế độ Taliban trước năm 2001, có khả năng bị bỏ lại đằng sau. Blinken nói rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các nước khác trong khu vực để giữ phi trường Kabul tiếp tục mở cửa sau Thứ Ba hay tái mở cửa “một cách kịp thời.”
Lực lượng Taliban đã phong tỏa phi trường Kabul hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021, đối với hầu hết người Afghans hy vọng di tản, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bị thương tổn do cuộc không vận hỗn loạn mà sẽ chấm dứt 2 thập niên các binh sĩ của họ hiện diện tại Afghanistan, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Tây Phương thừa nhận rằng sự rút đi của họ có nghĩa là bỏ lại một số công dân của họ và nhiều dân địa phương là những người đã giúp họ trong nhiều năm qua, và họ hứa cố gắng tiếp tục làm việc với Taliban để cho phép các đồng minh địa phương ra đi sau thời hạn chót vào Thứ Ba của Tổng Thống Joe Biden để rút khỏi đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.