Hôm nay,  

LHQ: Địa Cầu Đang Thiếu Nước, Tham Nhũng Làm Bi Đát Hơn

27/08/200600:00:00(Xem: 1990)

Bài báo của Thalif Deen cho rằng những vụ mua bán nước bẩn thỉu đã lừa đảo người dân nghèo ngày càng nhiều. Bài báo viết như sau.

Vì mối lo ngại về tình trạng tham nhũng trở thành kinh niên trong ngành quản lý nước, 6 hội đoàn phi chính phủ quốc tế liên kết thành lập một tổ chức giám sát và chống tham nhũng toàn cầu là the Water Integrity Network (WIN). Ra mắt hôm Thứ Ba trong Tuần lễ Nước Thế Giới (World Water Week) tại thủ đô Thụy Điển, tổ chức này cam kết sẽ tiêu trừ tiệt gốc các hành vi thiếu đạo đức bằng cách quảng bá đường lối cai quản tốt và sự trung thực trong khu vực quản lý nước.

Sáu tổ chức góp phần chiến đấu chống tham nhũng trong các cơ quan quản lý nước gồm Stockholm International Water Institute, Transparency International, Swedish Water House, the International Water and Sanitation Centre, Water and Sanitation Programme - Africa and AquaFed.

Đơn vị điều hành tổ chức này sẽ vạch ra các vấn đề nan giải, đề nghị các giải pháp, dự kiến diễn trình giám sát và nâng cao mọi khả năng giải quyết các vấn nạn. Tổ chức này sẽ kết hợp với các chính phủ, hệ thống truyền thông, các khu vực tư nhân và công, xã hội dân sự.

Theo Tropp, giám đốc dự án Water Governance Facitity tại Viện Nước Quốc Tế Stockhlm, tham nhũng là con đường có hai lối đi, một bên cung ứng và một bên là đáp ứng nhu cầu. Cả hai lối tham nhũng này đều đang lan tràn ở các nước đã và đang phát triển.

Theo WIN, tình trạng tham nhũng thối nát không chỉ làm cho các làng nghèo thiếu nước mà còn dẫn tới những quyết định thiên vị về hình thức phân phối và xác định các vị trí cung cấp nước, hệ thống ống dẫn và các nhà máy xử lý nước thải. Thêm vào đó, nạn tham nhũng còn gây hậu quả là đọc sai đồng hồ nước, người làm cò mồi dắt mối chi tiền đắt và làm cho các nhà máy xây dựng trở nên nghèo nàn…

Trong một phúc trình dài 37 trang được đưa ra hôm Thứ Ba, Janelle Plummer và Piers Cross of the Water and Sanitation Programme Africa nói rằng 'tình trạng tham nhũng lặt vặt' có liên quan đến một số lớn các viên chức lạm quyền, trong khi tình trạng tham nhũng to tát có liên quan đến một số quỹ công cộng của một số ít viên chức liên quan.

Tại vùng phụ cận sa mạc Sahara châu Phi, khoảng 6.7 tỉ đô cần có hàng năm nhằm thỏa mãn yêu cầu phát triển từ mục tiêu của LHQ để hạn chế tình trạng nghèo đói vào năm 2015. Theo phúc trình nói trên, sẽ có khoảng 30% bị dò rỉ, bòn rút tương đương với hơn 20 tỉ đô trong thập niên tới.

Phúc trình cũng cho rằng tình trạng tham nhũng đã làm tồi tệ cơn khủng hoảng nước trên thế giới và các đề nghị hiển nhiên cho thấy số tiền là không cân xứng với môi sinh và người nghèo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.