Hôm nay,  

Mỹ Báo Động: Học Phí Tăng Tương Lai Sẽ Thiếu Nhân Tài

27/08/200600:00:00(Xem: 1811)

Khoá học mùa thu các đại học đã bắt đầu ghi danh. Phụ huynh và sinh viên bắt đầu phải trả thêm học phí, khiến mùa tựu trường không còn chút nên thơ nữa, mà nhiều lời than phiền của những sinh viên và phụ huynh có mức lợi tức trung bình, chiếm đa số trong xã hội Mỹ.  Còn những người nghĩ đến lớp trẻ và vận mạng nước Mỹ thì lắc đầu thở ra. Với học phí cao như thế này thì làm sao thị trường lao động Mỹ có đủ người xuất thân đại học để đẩy nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Mỹ đi lên.

Học phí tăng cao hon tỷ lệ lạm phát. Thông thường một sinh viên tốt nghiệp đại học 2 năm, không ai khỏi mắc nợ từ 20.000$ trở lên. Nếu bốn năm thì còn nhiều hơn gấp mấy lần. Phụ huynh sinh viên đại đa số phải rút phần tiền để dàng dưỡng gia giúp ocn đóng học phí, càng lo hơn. Nhưng sinh viên và phụ huynh lo thì cứ lo, các đại học cứ tang tiền học phí vì biết lớp trẻ Mỹ và gia đình thế nào cũng phải theo vì chảng lẽ không cho con học đại học, chận con đưòng tiến thân của con cháu.

Mà đâu phải chỉ có học phí tang. Sách vở đại học cũng tăng ghê gớm. Theo sưu khảo của báo USA Today, trung bình một sinh viên đại học phải tốn 1.000$ cho một mùa học chỉ có mấy tháng. Lệ phí sử dụng phòng thí nghiệm cũng tăng. Thế nên có nhiều sinh viên phải dùng chung sách với bạn và tránh không vào phòng thí nghiệm. Sách giáo khoa theo chỉ định của giáo sư giảng huấn không thể mưọn  ở thư viện, chỉ bán tại nhà sách của đại học. Mỗi lần đổi giáo sư là đổi sách. Và nhà xuất bản cứ hai ba năm là ra ấn bản mới theo yêu cầu của giáo sư để gọi là cập nhứt hoá nhưng thực tế chỉ thêm vài chữ hay một hai cái hình mà thôi nhưng lấy tiền bản quyền trọn bộ. Thế cho nên càng ngày sinh viên càng phải vay mượn tiền để học. Số nợ ngày càng lớn, sinh viên ra trường trả càng lâu, lời càng nhiều. Nạn nhơn trầm trọng nhứt là sinh viên da màu và đen vì đại đa số thuộc thành phần ngheo trong xã hội Mỹ.

Các đại học hiện thời không do những nhà giáo dục quản trị, mà do quản trị viên lúc nào cũng lấy đầu óc kinh doanh ra giải quyết vấn đề giáo dục. Trường thông thường  mướn giáo sư dạy giờ, không quá 20 giờ một tuần để khỏi trả bảo hiểm và hưu liễm. Giáo sư phải chạy lớp ở nhiều trường, không có thì giờ nghiên cứu, nên khó đem toàn tâm toàn sức ra giúp cho sinh viên.

Kết luận tin phân tích này trên báo USA Today, Julianne Malveaux, một kinh tế gia và là tác giả, nói đầu tư cho giáo dục là một dấu chỉ chỉ của sự phát triển  kinh tế trong thời đại kinh tế toàn cầu; dấu chỉ đó không thấy ở Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.