Hôm nay,  

Hoa Lục: 60% Ưng Viên Tiến Sĩ Đạo Văn, Hối Lộ Mua Bằng

21/05/200600:00:00(Xem: 1715)

Bị Lột Mặt Nạ Đạo Văn, Ăn Cắp Sáng Kiến: Vẫn Không Bị Phạt<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài báo của ký giả Robert Marquand đăng trên The Christian Science Monitor tiết lộ tin động trời: Có đến 60% ứng viên tiến sĩ Hoa Lục đạo văn và đút lót hối lộ để mua bằng, hệt như nước VNCS anh em. Bài báo viết như sau.

 

Chỉ vài ngày trước đây thôi, các cơ quan có thẩm quyền khám phá ra, bộ phận điện tử được đặt tên Hanxin, gọi là 'Chinese chip' được thiết kế đã làm nổi bật uy danh nền kỹ thuật điện toán sản xuất trong nước, không phải là sản phẩm chính gốc. Có bằng chứng cho thấy Chen Jin, 'cha đẻ của con chip Trung  Quốc' đó, đã dùng một sản phẩm của một công ty ngoại quốc làm sản phẩm của mình và đã thắng trong một cuộc bỏ thầu hồi năm 2003. Thật là mỉa mai, khi điều phát hiện này vô tình làm tổn thương một đám đông công chúng yêu nước có khuynh hướng thành lập một bộ phận điện toán cực nhỏ tại Trung Quốc.

 

Đối với các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Trung Quốc, trường hợp của Chen là một sự kiện tiêu biểu nổi bật đã làm họ thất vọng. Những trường hợp giả dối khác được phát hiện đã làm sáng tỏ chứng cứ phát hiện về thói đạo văn, ăn cắp sản phẩm trí tuệ thâm sâu tận xương tủy và nạn tham nhũng làn tràn khắp nơi, và đã không bị ngăn chặn hay bị trừng phạt ở các trường đại học Trung Quốc.

 

Điều đó đã khiến mối quan ngại ngày càng nhiều thêm về thực chất và tên tuổi của các công ty trong nước, và về sự góp phần của Trung Quốc vào nền kỹ thuật và tài trợ của Trung Quốc đối với thế giới.

 

Tuần rồi gần 120 nhà khoa học Trung Quốc sinh sống tại Hoa Kỳ đã viết một lá thư bày tỏ sự quan  ngại này gửi các viên chức Bộ Khoa Học, khẳng định rằng nền giáo dục nghiên cứu của Hoa Lục đã tuột dốc, rằng uy tín của quốc gia đang đứng trên bờ vực thẳm. Mỉa mai thay, khát vọng thúc đẩy danh tiếng phát minh của Hoa Lục, và áp lực đè nặng lên vai các nhà khoa học đã là một phần nguyên nhân đẩy các nhà khoa học Hoa Lục đến với hành động xấu xa đó.

 

Một cuộc nghiên cứu mới đây của Bộ Khoa Học điều tra 180 ứng viên tiến sĩ ở Hoa Lục cho thấy có đến 60% thú nhận đã đạo văn, ăn cắp sách của người khác và một tỉ lệ tương ứng đó thú nhận đã phải hối lộ để tài liệu tốt nghiệp của họ được ấn hành.

 

' Tình trạng có thật này ngày càng tệ hại hơn, rõ ràng trong lĩnh vực khoa học xã hội,' Fang Zhouzi, một nhà sinh hóa đã dành thời gian qua lại California và Bắc Kinh, đang điều hành một trang web ghi đầy đủ chi tiết về hơn 200 trường hợp gian lận khoa cử nghiêm trọng tại Hoa Lục.

 

Cuộc điều tra của Fang đã vạch trần một số trường hợp gian lận như sau.

 

- Yang Jingan, trường đại học kỹ thuật Hefei, đã bị đuổi ra khỏi đảng cộng sản sau khi Fang đưa bằng chứng cho thấy Yang đã đạo văn từ một bài báo đăng trên một tờ báo giáo dục ngoại quốc.

 

- Liu Hui, trưởng khoa Trung Học Y Tế của Đại Học Tsinghua, đã bị sa thải sau khi Fang phát hiện giấy chứng nhận y là giám đốc nghiên cứu y khoa của trường Đại Học New York là giả mạo.

 

- Yang Jie, trưởng khoa Sinh vật Đại Học Tongji tại Thượng Hải, đã bị sa thải sau khi thú nhận đã khai man lý lịch.

 

Ngày 12-5, Đại Học Jiaotong của <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Shanghai, nơi Chen làm việc, cũng là nơi sản xuất Hanxin, cái gọi là linh kiện điện tử 'trái tim' của Trung Quốc, mang ký hiệu DSP 56800E, của Motorola. Trường Đại học đã đuổi Chen ngay lập tức. Linh kiện điện tử được vẽ lên một miếng kim loại, trưng bày tại trong một liên hoan khai trương ở Thượng Hải, có sự tham dự của các viên chức cao cấp hàng đầu, đã bị dẹp bỏ.

 

Riêng trường hợp của Wei Yuquan, phó hiệu trưởng trưởng đại học Sichuannổi tiếng như là một nhà nghiên cứu miễn dịch và là thành viên của Khoa Học Hàn Lâm Trung Quốc. Một bài viết gần đây của Wei trình bày kinh nghiệm chữa trị tế bào ung thư được quảng cáo như là một sáng kiến mới. Nhưng khi Si Ly Sheng, nhà nghiên cứu bệnh học kỳ cựu ít người biết đến từ trung tâm Hoa Lục, xét duyệt lại bài viết, đã không sao nuốt trôi được. Ông Si hỏi Wei về những điều đơn giản để xác minh, nhưng Wei từ chối đưa ra chứng cứ căn bản, mà lại khư khư tranh cãi về phương pháp, hoặc đưa ra các hóa đơn của các phòng thí nghiệm bán chuột bạch. Khi hoàn thành bài viết, Wei đã tặng một số tiền lên đến 60,000 đô của quỹ Thiên Nhiên và Đời Sống Khoa Học Quốc Gia Trung Quốc. Đó là số tiền khổng lồ đối với các giáo sư ở đây, vì một số người chỉ lãnh được mức thù lao 350 đô/tháng.

 

Si sửng sốt. Ông nói với phóng viên Monitor rằng ông sắp về hưu nên 'không có gì để mất,' và ông đã bắt đầu một chiến dịch vạch trần những điều mà ông cho là lừa dối.

 

Wei đến gặp Si nhiều lần để khuyên Si hãy bỏ cuộc vận động đó. Si được đề nghị nhận một số dự án nghiên cứu có lợi. Thế nhưng Si không nhận. Vì thế, một áp lực khác được sử dụng - Si đã bị khủng bố bằng nhiều cú điện thoại và vợ của ông cũng bị áp lực ở nơi làm việc. Tuy nhiên, cuối cùng thì trường đại học cũng đã thải hồi ông phó hiệu trưởng Wei.

 

'Tôi buộc lòng phải cảnh cáo người trí thức trẻ này về sự thiệt hại to tát từ  nghiên cứu giả dối của ông ta,' Si nói. Và ông đã gửi một bộ tài liệu với đầy đủ chi tiết về Wei cho trang web của Fang.

 

Trong khi đó, giáo sư Zhou Nanyuan, Trường Đại Học Kỹ thuật Tsinghua thì cho rằng 'điều chúng ta cần là sự trừng trị những kẻ khoa bảng giả dối, lừa đảo đó, và cần phải đánh sụp họ. Cho đến nay, chỉ có những chính sách giao ước bằng miệng về vấn đề này từ phía lãnh đạo các trường đại học. Vấn đề là một số người vi phạm vẫn phây phây, ngay cả khi họ đã bị lột mặt nạ.'

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ quan Hàng hải Madagascar cho biết, một vụ tai nạn chìm tàu ngoài khơi bờ biển đông bắc Madagascar đã giết chết ít nhất 83 người, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021. Theo Cơ quan Hải Cảng Sông và Biển (APMF), con tàu chở 138 người bị chìm vào khuya Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021. Hiện có 50 người đã được cứu và 5 người vẫn đang mất tích.
Tân tổng thống của Chile, ứng viên cánh tả thuộc thế hệ Millennial, đã giành chiến thắng sau một chiến dịch căng thẳng và được ví như Donald Trump, theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Ứng viên cánh tả Gabriel Boric đã giành chiến thắng với 56% số phiếu bầu, so với 44% của đối thủ là nhà lập pháp José Antonio Kast. Kast đã ngay lập tức nhận thất bại và đăng tweet chúc mừng Boric về “chiến thắng vĩ đại.” Trong khi đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Sebastian Pinera đã tổ chức một cuộc họp video với Boric và cho biết chính phủ của ông sẽ hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuyển giao quyền lực ba tháng.
Tổng số người chết từ Siêu Bão Nhiệt Đới Rai đã tăng lên tới ít nhất 75 người, theo các viện chức địa phương báo cáo hôm Thứ Bảy, sau khi trận bão đã tàn phá Phi Luật Tân vào cuối tuần rồi, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Các hoạt động tìm và cứu người đã tiếp tục vào cuối tuần sau khi trận bão Rai, cơn bão nhiệt đới thứ 15 đổ bộ vào Phi Luật Tân trong năm nay, gây đất chùi hôm Thứ Năm tại Đảo Siargao, nơi du lịch và lướt sóng nổi tiếng trên bờ biển miền đông.
Cô là một trong ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận đầu tiên đã cố thúc giục chính quyền TQ làm rõ hơn về ảnh hưởng của vi khuẩn và bị bịt miệng bởi các viên chức đang chật vật để kiểm soát tin tức về đại dịch. Dù nhiều người khác đã được thả sau đó, Zhang vẫn bị ở tù, và gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của cô sợ cô có thể chết trong cuộc tuyệt thực phản đối mà cô đang thực hiện để chống đối. “Cô ấy đứng lên vì sự thật, và cô ấy đứng lên vì công lý,” theo Jane Wang, nhà hoạt động có trụ sở tại Anh Quốc vận động thả Zhang, đã nói với NBC News. “Và cô tiêu biểu cho điều tốt nhất của TQ.”
Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm gia tăng các hình phạt của Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, với cáo buộc lạm dụng có hệ thống và rộng rãi đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở khu vực phía tây, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Chính quyền Biden cũng công bố các lệnh trừng phạt mới nhắm vào một số công ty công nghệ sinh học và giám sát của Trung Quốc, một nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu, và các tổ chức chính phủ vì các hoạt động ở Tân Cương.
Ít nhất 62 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một xe bồn chở xăng phát nổ ở Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai ở Haiti, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Ba, 14 tháng 12 năm 2021. Phó Thị trưởng Patrick Almonor cho biết, tình hình vẫn còn đang “rất nguy hiểm” và đã mở rộng lời kêu gọi hiến máu. Almonor cho biết thêm chiếc xe bồn xăng đã phát nổ sau khi dừng lại do các vấn đề về máy móc và xăng bắt đầu bị rò rỉ. Người dân tụ tập lại để hốt xăng chảy ra từ xe bồn thì vụ nổ xảy ra.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Hoa Kỳ, Anh và các nước còn lại của nhóm G-7, với sự tham gia của người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên bố chung về việc “thống nhất lên án việc xây dựng quân sự của Nga và những lời lẽ hung hăng đối với Ukraine.” G-7 kêu gọi Nga hãy “giảm leo thang, theo đuổi các kênh ngoại giao và tuân thủ các cam kết quốc tế về tính minh bạch của các hoạt động quân sự,” đồng thời ca ngợi “sự kiềm chế” của Ukraine. “Mọi hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới đều bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế. Nga nên chắc chắn rằng việc tiếp tục gây hấn quân sự đối với Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn và cái giá phải trả là rất đắt,” tuyên bố viết.
Thứ Tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021: Thời đại Angela Merkel đã kết thúc. Quốc hội Đức bầu Olaf Scholz làm Tân Thủ tướng Liên bang. Tổng thống Đức Steinmeier trao giấy chứng nhận bổ nhiệm cho ông ta. 16 bộ trưởng sau đó cũng nhận được chứng nhận bổ nhiệm.
Mỹ đã bày tỏ thái độ rõ rệt đối với việc Campuchia ngày càng bị lệ thuộc vào TQ qua việc Mỹ ra lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất cảng mới đối với Campuchia vì cho rằng quân đội TQ ngày càng gia tăng ảnh hưởng lên Campuchia, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật trong buổi phát thanh ngày 9 tháng 12 năm 2021.
Olaf Scholz đã được tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Đức, chính thức kế vị sau 16 năm lãnh đạo lịch sử của Angela Merkel, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Ông cam kết sẽ làm tất cả những gì ông có thể làm được để hướng tới một khởi đầu mới cho nước Đức. Khi bà rời chức vụ thủ tướng tại Berlen, chấm dứt 31 năm sự nghiệp chính trị, Bà Merkel nói với cựu phó thủ tướng của bà rằng hãy nhận lấy nhiệm vụ “với niềm vui.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.