Hôm nay,  

Gs Hoạt Đòi Lập Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội

1/1/200000:00:00(View: 5835)
WASHINGTON (VB) - Trong một thư ngỏ đầu năm 2000 gửi những người bạn dân chủ trong nước, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt từ Washington đã kêu gọi thành lập một phong trào chính trị và văn hóa tại quốc nội để trực diện đòi tự do, dân chủ cho đồng bào. Bản văn còn cảnh cáo nhà nước CSVN rằng họ chỉ có một lựa chọn: hoặc chấp nhập thể chế dân chủ, hoặc phải tan rã trong bạo loạn.

Nguyên văn bản văn như sau.

THƯ NGỎ ĐẦU NĂM 2000 GỬI NHỮNG NGƯỜI BẠN DÂN CHỦ TRONG NƯỚC

Thưa Các Bạn,
Xa nước hơn một năm qua, hôm nay nhân dịp đầu năm 2000, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những cảm nghĩ của tôi về cuộc đấu tranh chung của chúng ta cho một nước Việt Nam tự do dân chủ trong bối cảnh mới của nhân loại và thế giới.

Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ mới trong một thế giới đã biến đổi sâu sắc so với một trăm năm qua, và sẽ càng biến đổi nhanh chóng hơn và toàn diện hơn trong vài thập niên tới. Nhờ những tiến bộ vượt bực trong mọi ngành hoạt động của xã hội, thế giới đang ngày càng thu hẹp lại cả về thời gian lẫn không gian. Một đời sống nhân loại đã xuất hiện. Một xã hội nhân bản toàn cầu đang hình thành. Vận mệnh mỗi quốc gia không thể tách rời khỏi bối cảnh chung đó của thế giới và nhân loại.

Dân tộc Việt chúng ta cũng đã trải qua một trăm năm đầy biến động, nhưng cũng đầy bi phẫn. Bi phẫn trong nô lệ thực dân, trong chiến tranh và hận thù. Bi phẫn trong nghèo đói, trong tai trời ách đất. Bi phẫn trong áp chế và bạo quyền, trong tù đầy lao cải. Bi phẫn trong rừng sâu, trên biển cả, đổi cái chết lấy tự do và hạnh phúc.

Tất cả những bi phẫn đó đang dồn chứa lại thành một nỗi khổ nhục thời đại của dân tộc. Một trăm năm đã trôi qua đất nước chúng ta vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ suy thoái, vẫn là một trong những nước nghèo nàn lạc hậu nhất trên thế giới. Không một người Việt yêu nước nào, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, dù xuất phát từ quan điểm chính trị nào, còn có thể làm ngơ trước nỗi khổ nhục thời đại đó. Chính vì thế mà cả ở hải ngoại lẫn ở trong nước một cao trào đòi tự do dân chủ đang dâng lên ngày một mãnh liệt hơn rộng khắp hơn. Suốt hơn hai mươi năm qua, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác, bằng đủ mọi hình thức khác nhau, từ âm thầm chối bỏ và bất phục tùng chế độ tới bán công khai và công khai đòi hỏi công bằng, công lý và tự do, cao trào dân chủ chỉ thực sự chấm dứt khi ngươì dân lấy lại được quyền tự chủ của mình.

Vì chỉ có tự do dân chủ mọi tầng lớp nhân dân mới có cơ hội phát huy tiềm năng và lao động của mình để kiến tạo đất nước mở đường cho dân tộc hòa nhập vào trào lưu tiến bộ chung của nhân loại. Vì chỉ trong một xã hội tự do, một cơ chế chính trị trong sáng và cởi mở nhân tài mới xuất hiện để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Vì chỉ trong tự do dân chủ nhân quyền và nhân phẩm mới có cơ hội và triển vọng được thực sự tôn trọng và bảo vệ.


Đồng thời trong bối cảnh của một thế giới đang toàn cầu hóa về mọi mặt, cao trào đòi tự do dân chủ cho Việt Nam không còn chỉ là của người Việt và do ngưòi Việt. Bằng nhièu cách thích hợp khác nhau, các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền phi chính phủ, và cả cơ quan nhân quyền LHQ, tất cả đều đang nỗ lực thúc đẩy hình thành một xã hội dân sự làm nền tảng cho một cơ chế chính trị dân chủ. Tất cả đều đang chia sẻ một nhận thức chung rằng dân chủ không phải chỉ là thành quả của sự phát triển kinh tế mà chính là mội trường văn hoá, xã hội và chính trị cần thiết cho kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, tự do dân chủ còn là điều kiện căn bản để đạt được hoà bình ổn định xã hội vững chắc và lâu bền.

Do đó, cuộc đấu tranh của những người dân chủ ở trong nước đang gặp nhiều thuận lợi. Quần chúng nhân dân đã hiểu được rằng họ có quyền và có khả năng được hưởng một cuộc sống tự do và hạnh phúc, và họ đang đòi hỏi điều đó. Ngay đại đa số đảng viên cộng sản cũng chỉ là những người dân thấp cổ bé miệng, chỉ là những con chốt trong bàn cờ danh lợi do một thiểu số quyền cao chức trọng điều khiển. Ban lãnh đạo đảng cộng sản lại phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của các nước dân chủ. Trước tình hình đó, những người cầm quyền không còn có thể thẳng tay đàn áp những người dân chủ một cách thô bạo như trước đây nữa.

Tình thế thuận lợi đó cho phép những người dân chủ trong nước đẩy cuộc đấu tranh của mình sang một bước ngoặt quyết định. Cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước có thể bước vào giai đoạn tập họp và công khai. Đã đến lúc cần ra đời một phong trào chính trị lẫn văn hóa đối lập trực diện và công khai với đảng cộng sản, đòi hỏi và thách thức ban lãnh đạo đảng cộng sản chấp nhân tự do cạnh tranh cả trong kinh tế lẫn trong văn hoá và chính trị. Đã đến lúc công khai mở rộng trận tuyến dân chủ trong nước để tập họp được mọi thành phần nhân dân từ nông thôn tới thanh thị, từ trí thức tới nông dân, từ Bắc tới Nam. Đã đến lúc có thể mở rộng cuộc vận động vào cả nhân dân lẫn đảng viên cộng sản.

Về phần cá nhân tôi, kể từ ngày bị buộc dời khỏi quê hương tôi luôn cố gắng cùng những người bạn dân chủ hải ngoại nỗ lực vận động dư luận quốc tế quan tâm và hỗ trợ cho cao trào dân chủ ở trong nước. Chúng tôi luôn luôn theo dõi và cố gắng phối hợp với những hoạt động của các bạn ở trong nước, cả Nam lẫn Bắc. Chúng tôi tin rằng với sự phối hợp giữa trong nước và hải ngoại, và với sự hỗ trợ của quốc tế, chúng ta đang đẩy ban lãnh đạo đảng cộng sản vào giai đoạn cuối cùng của con đuờng chọn lựa bắt buộc: hoặc là chấp nhận chế độ dân chủ, hoặc là tan rã trong bạo loạn chính trị và xã hội.

Trong những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới này,với niềm tin tưởng vững chắc vào sự tất thắng của tự do, dân chủ và tiến bộ, tôi cầu chúc tất cả các bạn đang phát động cao trào dân chủ ở trong nước một năm mới phấn chấn và thành công trong cuộc đấu tranh chung của chúng ta cho một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ và phồn vinh.

Đoàn Viết Hoạt, Hoa Thịnh Đốn, ngày 1.1. 2000.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Taliban hôm Thứ Ba, 7 tháng 9 năm 2021, đã công bố chính phủ lâm thời cho Afghanistan toàn là đàn ông gồm các cựu chiến binh của chế độ cai trị hà khắc của họ từ thập niên 1990s và cuộc chiến 20 năm chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu, một hành động dường như không phải để giành lấy sự ủng hộ quốc tế đối với những nhà lãnh đạo mới đang cần một cách tuyệt vọng để tránh sự sụp đổ kinh tế, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Được bổ nhiệm vào chức vụ chính của bộ nội vụ là Sirajuddin Haqqani, là người nằm trong danh sách truy tìm số một của FBI với tiền thưởng 5 triệu đô la cho cái đầu của ông ấy và được tin là vẫn còn đang giam giữ ít nhất một con tin Mỹ. Ông này lãnh đạo hệ thống Haqqani đáng sợ mà bị đổ tội cho nhiều vụ tấn công chết người và bắt cóc.
Nasaria nói Taliban đang “săn lùng những người Mỹ” khi mà sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi đất nước này. “Tôi nghĩ về chính mình, ‘Có phải tôi phải xem đây là nhà của mình không? Có phải tôi sẽ kết thúc cuộc sống của mình ở đây không? Có phải tôi sẽ chết ở đây không? Điều gì sẽ xảy ra?’,” theo bà nói với Đài Voice of America trong một cuộc phỏng vấn. “Rõ ràng họ [Taliban] sẽ gõ cửa từng nhà… cố tìm xem có bất cứ ai có hộ chiếu màu xanh không.”
“Cùng với nhóm đồng nghiệp của chúng tôi, chúng tôi đã muốn đi đến gần văn phòng của chính phủ cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới đó, Taliban đã tấn công các phụ nữ bằng súng điện, và họ xịt hơi cay vào các phụ nữ. Họ cũng đánh vào đầu các phụ nữ bằng bảng súng, và các phụ nữ đã bị chảy máu. Không có ai hỏi tại sao,” theo Soraya, một nhân viên của chính quyền cũ có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy, nói với Reuters. Một video cho thấy nhà hoạt động Afghan Narjis Sadat bị chảy máu đầu đã được chia xẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, cho rằng bà đã bị đánh bởi các tay súng dân quân tại cuộc biểu tình.
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga hôm Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2021, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức trong khi các đánh giá về sự ủng hộ ông tiếp tục sút giảm vì việc ông giải quyết đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Báo The Hill tường thuật hôm Thứ Sáu. Suga, 72 tuổi, nói rằng ông sẽ không tranh cử trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng trong vài tuần, trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11, theo nhiều báo cáo cho biết. Ông đã nói với các đồng nghiệp trong cuộc họp đảng rằng ông đúng ra nên tập trung vào các nỗ lực chống vi khuẩn corona hơn là tranh giành tái đắc cử, theo Báo The Washington Post cho biết.
Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Armin Laschet (CDU) đi cùng một nhóm chuyên gia trong đợt tổng kết cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Ông Laschet tại trụ sở CDU ở Berlin cho biết 23 ngày trước cuộc bầu cử, bây giờ là về nội dung. " Bây giờ mang những ý tưởng sáng tạo đến "trọng điểm", đó là những gì chúng tôi đặt ra để làm." Nhóm của ông bao gồm "các chuyên gia nam nữ làm một cái gì đó khác hơn là những thí nghiệm đơn giản có tính chất ý thức hệ ".
Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Mark Milley, chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hôm Thứ Tư, 1 tháng 9 năm 2021, nói rằng “có thể” Hoa Kỳ sẽ tìm cách hợp tác với Taliban trong các cuộc không kích khủng bố tại Afghanistan chống lại các dân quân Nhà Nước Hồi Giáo và những nhóm khác, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lấy Biển Đông, mà mới và cụ thể nhất là việc nước này yêu cầu tàu ngoại quốc “phải khai báo tên tàu, tín hiệu gọi tàu, hàng hóa độc hại và nguy hiểm trên tàu” khi đi vào khu vực mà họ gọi là “lãnh hải” của TC trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 8 năm 2021.
Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối ngày Thứ Hai, 30 tháng 8 năm 2021, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ và đóng lại một chương lịch sử quân đội mà có thể sẽ được nhớ tới vì sự thất bại to lớn, không làm đúng lời cam kết và cuối cùng bỏ chạy khiến cho hơn 180 người Afghans và 13 binh sĩ Hoa Kỳ chết, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Sullivan nói rằng Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch để tòa đại sứ tiếp tục hiện diện sau ngày Mỹ rút quân cuối cùng. Nhưng ông cam kết Hoa Kỳ “sẽ bảo đảm có sự ra đi an toàn cho bất cứ công dân Mỹ nào, bất cứ thường trú nhân Mỹ hợp lệ nào,” sau Thứ Ba, cũng như đối với “những người Afghans đã giúp chúng ta.” Nhưng vô số người Afghans dễ bị hại, sợ sự trở lại tàn bạo của chế độ Taliban trước năm 2001, có khả năng bị bỏ lại đằng sau. Blinken nói rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các nước khác trong khu vực để giữ phi trường Kabul tiếp tục mở cửa sau Thứ Ba hay tái mở cửa “một cách kịp thời.”
Lực lượng Taliban đã phong tỏa phi trường Kabul hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021, đối với hầu hết người Afghans hy vọng di tản, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bị thương tổn do cuộc không vận hỗn loạn mà sẽ chấm dứt 2 thập niên các binh sĩ của họ hiện diện tại Afghanistan, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Tây Phương thừa nhận rằng sự rút đi của họ có nghĩa là bỏ lại một số công dân của họ và nhiều dân địa phương là những người đã giúp họ trong nhiều năm qua, và họ hứa cố gắng tiếp tục làm việc với Taliban để cho phép các đồng minh địa phương ra đi sau thời hạn chót vào Thứ Ba của Tổng Thống Joe Biden để rút khỏi đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.