Hôm nay,  

Mỹ Lập Trại Lính Toàn Cầu; Kinh Tế Thế Giới Sẽ Mỹ Hóa

04/01/200400:00:00(Xem: 4818)
WASHINGTON (KL)- Theo bản tin của Franz Schumann, Pacific News Service.
Ý của Hoa kỳ là muốn thắng mọi cuộc chiến tranh khi lâm chiến, có những lý do trông thấy trong ba cuộc chiến tranh của Hoa kỳ hiện nay, sức mạnh của Hoa kỳ bất cần thắng, bại hay kéo dài miễn là Hoa kỳ có được những căn cứ quân sự. Cái lý trong ba cuộc chiến tranh này là Hoa kỳ chỉ giữ được cái thế mạnh chính trị toàn cầu và bảo đảm sự sống phồn vinh của dân chúng Hoa kỳ bằng cách trải ra các căn cứ quân sự của Hoa kỳ ở khắp hoàn cầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld hỗ trợ một chính sách “Các vị trí chứ không phải các căn cứ” (Places, not bases), có nghĩa là phải thể hiện mạnh mẽ trong một vùng có các đồng minh chống đỡ lâu dài thay vì lập căn cứ để rồi phải đóng lại. Nhưng dù là các vị trí hay các căn cứ rút lại cùng không cản nổi việc dẫm chân lên lãnh thổ trong nước và lãnh thổ nước ngoài. Theo như hiện nay Hoa kỳ có tới 700 căn cứ quân sự trong nước và tại nước ngoài. Có thể sẽ có 1000 vị trí/ căn cứ vào cuối thập niên này, hầu hết những cứ địa này sẽ được lập ra tại nước ngoài.
Trong ba cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh thứ nhất là cuộc chiến khủng bố bắt đầu vào những giờ trong ngày 11 tháng chín. Cuộc chiến thư hai là đánh Afghanistan, bắt đầu vào ngày 07 tháng mười theo nguyên tắc giới hạn. Cuộc chiến thứ ba bắt đầu vào ngày 20 tháng ba 2003 tại Iraq.
Cả ba cuộc chiến này đều không thuộc loại “dogfights” như cuộc chiến trước đây tại Triều Tiên, Việt Nam hay Kuwait theo định nghĩa của tả phái.
Cuộc chiến tranh khủng bố ập tới, người ta thấy cả đống căn cứ Hoa kỳ mọc lên khắp thế giới, nhất là tại Á châu và Phi châu. Cuộc chiến tranh tại Afghanistan cho thấy người Hoa kỳ vội vã lập các căn cứ tại Trung Á. Còn cuộc chiến tranh thứ ba, phi cảng quốc tế tại Baghdad nơi mà Tổng thống Bush viếng thăm chớp nhoáng vào ngày Lễ Tạ Ơn thì chắc chắn sẽ còn thuộc quyền sở hữu của Hoa kỳ, dù rằng bất cứ chính quyền nào lên nắm quyền tại Baghdad.
Kinh qua việc tái thiết sau thế chiến thứ hai khiến cho các kế hoạch gia của Ngũ Giác Đài phải đẩy mạnh các dự án lập vị trí / căn cứ, nhất là tại các quốc gia đã bị tàn phá và bị bần cùng hóa. Hai chuyện thành công to lớn nhất của chính sách này là Đức và Nhật sau chiến tranh.
Mặc dầu các pháo đài bay của Hoa kỳ đã san bằng nhiều đô thị cũng như thị trấn của hai quốc gia này khi chiến tranh đi tới kết thúc, chiến tranh chấm dứt thiệt khó khăn để cho các căn cứ Hoa kỳ mọc lên như nấm sau cơn bão táp trong các khu vực mà Hoa kỳ đã chiếm được tại Đức. Chuyện khó khăn như thế cũng đã xẩy ra tại Nhật . Nhất là vào năm 1966 Tổng thống De Gaulle của Pháp đòi hỏi Hoa kỳ phải tức tốc cho rút quân Hoa kỳ ra khỏi căn cứ đang đóng tại Pháp, vì sợ sự bá quyền của Anh Mỹ tại Âu châu xuyên qua thỏa ước Bắc Đại Tây Dương.

Đồng Mỹ kim bắt đầu luân lưu trong tất cả hai quốc gia này theo đà tăng tốc. Ngược lại, người Nga nắm giữ Đông Đức không thấy có chuyện luân lưu này, vì rằng Liên bang Sô-viết trên thực tế cũng tan hoang như Đức và Nhật.
Tại các quốc gia đồng minh cũng như quốc gia bị Hoa kỳ chiếm đóng, hàng triệu dân chúng địa phương chẳng bao lâu đã phát hiện ra cái PX (Post Exchange). PX là nơi cung cấp hàng hóa cho lính Hoa kỳ với giá hạ. Sau cuộc chiến tranh này, PX đã trở thành tác nhân kích thích mạnh nhất cho việc tái thiết kinh tế.
Ngay khi PX được mở ra, lính Hoa kỳ bắt đầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hầu hết là mãi dâm) bằng Mỹ kim. Giới buôn bán chợ đen dùng Mỹ kim để mua xe hơi Hoa kỳ, radio, v.v., bởi vì toàn bộ Âu châu hồi đó đều đã bị máy bay Hoa kỳ làm sập. Việc như thế không chỉ xẩy riêng cho Nhật, nhưng còn xẩy ra tại Cao Ly và tại vùng ven biển của Trung quốc.
Sự khác biệt hẳn giữa các PX và các căn cứ là PX đóng cửa khi lính rút đi để về Hoa kỳ. Còn Ngũ Giác Đài quyết định các căn cứ thường trực lại thuộc về quyền lợi của Hoa kỳ nhiều hơn.
Với một phần tư thứ nhất của thế kỷ sau thế chiến thứ hai, hàng hóa Hoa kỳ đã đổ vào các quốc gia khác khá nhiều. Điển hình là ngay sau thế chiến thứ hai, Hoa kỳ đã cam kết nền độc lập của Phi Luật Tân. Nhưng Hoa kỳ đã dựng lên các căn cứ to lớn tại quốc gia này. PX của các căn cứ này là các đường để đổ Mỹ kim vào nền kinh tế của Phi Luật Tân.
Từ đầu thập niên 1970, cái màn kinh tế này đã thay đổi. Mậu dịch Hoa kỳ bị thâm thủng không ngớt. Hàng hoá Hoa kỳ giá cao, hàng nước ngoài rẻ bắt đầu xuất hiện tại các thương xá Hoa kỳ.
Phần lớn các quốc gia đối tác cạnh tranh có chính trị không được ổn định. Có vài căn cư Hoa kỳ trên lãnh thổ của các quốc gia này khiến cho giới cầm quyền cảm thấy an ninh. Chính vì thế mà tại sao dân chúng Nam Hàn đã làm lơ khi Tổng thống Carter của Hoa kỳ đề nghị rút quân Hoa kỳ ra khỏi Nam Hàn vào cuối thập niên 1970. Đúng lúc Nam Hàn càng ngày càng cho xuất cảng hàng hóa sang các thị truờng tại Hoa kỳ.
Hiện nay Chiến tranh Khủng bố đã trở thành hàng loạt, một sức mạnh làm cho nền kinh tế của Trung quốc vĩ đại đi theo. Hàng hóa Trung quốc khống chế các thương xá Hoa kỳ. Trong khi Trung quốc lại tỏ ra không ưa các căn cứ hay vị trí của Hoa kỳ, Trung quốc nghênh tiếp các hàng không mẫu hạm Hoa kỳ ra vào Hong Kong để cho lính Hoa kỳ được R&R (Rest & Recreation, nghỉ phép và giải trí). Trung quốc cũng đang lo ngại về giới Hồi giáo Chính thống nằm trong tỉnh Tân Cương, vùng Tây Trung quốc. Chính vì thế mà Bắc Kinh không hé miệng để nói tới căn cứ không quân Manas của Hoa kỳ tại quốc gia Kyrgyzstan nằm sát Trung quốc.
Trong ba cuộc chiến tranh, Chiến tranh Khủng bố sẽ là cuộc chiến tranh còn tồn tại theo như so với hai cuộc chiến tranh trước, nó còn tiếp tục tới hết thập niên này. Cuộc chiến tranh này có tầm mức rộng lớn tự biểu lộ bằng cả hai cứ địa, vị trí và căn cứ, và có ảnh hưởng kinh tế ngầm khắp thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.