Hôm nay,  

1 Nhà Ngoại Giao Nga Cao Cấp Đào Tị Tại Hoa Kỳ

01/02/200100:00:00(Xem: 4086)

WASHINGTON (KL) – Theo tin của AFP và AP, một nhà ngoại giao Nga đang làm việc cho chính phủ Nga trong LHQ tại New York, ông ta đã âm thầm cùng với gia đình cuốn gói đào nhiệm hồi tháng mười, theo như hai giới chức của Hoa kỳ đã cho biết ngày thứ ba.
Washington đã thông báo cho Moscow biết hồi tháng mười, nhà ngoại giao Sergey Tretyakov, đệ nhất tham vụ của Nga tại LHQ đã quyết định ở lại Hoa kỳ và không muốn về nước nữa, theo các nguồn tin ngoại giao Tây phương cho biết ngày thứ tư.
“Một nhà ngoại giao Nga dã bỏ nhiệm sở hồi mùa thu năm ngoái và Hoa kỳ đã cho người Nga được biết, nhà ngoại giao này sống an toàn và khá nhưng còn tùy thuộc nhà ngoại giao này có ý muốn ở lại Hoa kỳ hay không,” theo như các nguồn tin này đã cho biết và yêu cầu đừng nêu danh.
Nguồn tin Tây phương này đã không dùng từ “đào tẩu” để mô tả tình thế của Tretyakov, nhưng giới chức của bộ ngoại giao tại Washington đã khước tử để trả lời về vụ này.
“Chúng tôi không có lời nào đối với các tin đã loan về các vụ đào tẩu,” theo như giới chức này đã tuyên bố.
Kirill Speranskiv, phát ngôn viên phái bộ ngoại giao Nga tại LHQ đã nói, Tretyakov làm việc như một tham vụ thâm niên nhất trong 11 đệ nhất tham vụ cho tới tháng mười, nhưng đã khước từ để cho biết chi tiết thêm về vụ này.
“Tôi có thể xác nhận là ông Tretyakov không còn làmviệc cho phái bộ kể từ sau tháng mười,” theo lời của Speranskiv.
Nhà ngoại giao Sergey Tretyakov là đệ nhất tham vụ của phái bộ ngoại giao Nga. Oâng này đã đào nhiệm cùng với vợ là Elena Treyakova và những thân thuộc khác của gia đình, theo như các giới chức giấu tên đã cho biết.
Theo như họ được biết, Tretyakov đã tỏ ý ở lại Hoa kỳ và đã tiếp xúc riêng với các giới chức Hoa kỳ. Hiện nay chưa có tin tức nào, như dựa trên cơ sở pháp lý về việc đào thoát ra khỏi một xứ ngày xưa có chế độ độc tài.
Trong khi gần một tá đệ nhất tham vụ phái bộ Nga trú đóng tầng lầu của tòa nhà East Side tại New York, không có ai biết Tretyakov là một cố vấn cao cấp cho nhà cựu đại sứ Sergey Lavrov của Nga tại LHQ.


Có trùng hợp và hình như không liên quan tới chuyện đào nhiệm của Tretyakov, Ngoại trưởng Colin Powell đã có cuộc đàm thoại riêng với Bộ trưởng ngoại giao Igor Ivanov của Nga ngày thứ ba.
Phát ngôn viên Richard Boucher của Bộ ngoại giao Hoa kỳ đã cho biết lúc điện đàm bắt đầu. Tại Moscow, bộ ngoại giao Nga đã cho biết Ivanov và Powell đã đồng ý để gặp mặt nhau trong một tương lai rất gần để trao đổi các quan điểm về tầm hợp tác Nga-Mỹ toàn bộ. Bộ ngoại giao Nga đã cho biết cuộc đàm phán này tỏ ra nồng nhiệt và có xây dựng.
Hôm thứ ba, không có giải thích nào về nhà ngoại giao Nga Tretyakov lại muốn đào nhiệm trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh khi Hoa kỳ và Nga không ló ra cái đầu rùa (loggerheads) để ngó nhau nữa.
Chuyện đào tị trong thời chiến tranh lạnh là thường.
Arkady Shevchenko là nhà ngoại giao Sô-viết tối cao đã đào tẩu sang Hoa kỳ năm 1978, ông đã cho biết ngay trong hồi ký của ông năm 1985, ông làm gián điệp cho cơ quan tình báo CIA của Hoa kỳ trong hai năm rưỡi trời trước khi đào nhiệm.
Shevchenko đã trao cho Hoa kỳ những tài liệu mật, trong đó có các tài liệu về các cuộc thương thuyết giảm các kho vũ khí của Nga và của Hoa kỳ về các phi đạn nguyên tử phóng tầm xa, theo như các báo đã loan tin năm 1985.
Shevchenko là tùy viên của Andrei Gromyko, bộ trưởng ngoại giao Liên Sô, cho tới giữa năm 1985, lần đầu có vụ đến gần Hoa kỳ để xin qui hàng năm 1975. Thời gian này Shevchenko làm phó tổng bí thư của LHQ tại New York.
Ông Shevchenko đã cho biết, CIA muốn thử lòng trung thành của ông, nên đã để ông âm thầm làm việc cho Hoa kỳ.
“Từ xưa tới nay tôi chưa bao giờ có ý để làm gián điệp, nhưng sau khi tôi đã tiếp xúc với họ trong vài tháng, họ có thể phản bội tôi để cho Sô Viết biết. Tôi hiện đã nằm ngay trong bàn tay của họ rồi,” theo như ông đã cho biết.
Chỉ có một nhúm giới chức Hoa kỳ cao cấp đã biết ông Shevchenko đang làm việc cho Hoa kỳ mà thôi, trong đó có Daniel Moynihan, cựu Thượng nghị sĩ Hoa kỳ đại diện cho New York, là đại sứ Hoa kỳ tại LHQ năm 1975.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.