Hôm nay,  

Mỹ Siêu Cường Số 1, Nhiều Nước Lo Tìm Đối Trọng

04/05/200300:00:00(Xem: 4227)
WASHINGTON -- Chiến trang Iraq là một chiến tranh đem lại 5 hậu quả lớn trên bình diện chánh trị, ngoại giao. Tình đồng minh lịch sử lâu đời với Mỹ bị rạn nứt. Sức mạnh và ý chí của Mỹ được tái khẳng định. Thế giới có cái nhìn mới về Mỹ. Địa lý chánh trị của thế giới thay đổi. Các nước ngoài ảnh hưởng của Mỹ sẽ kết hợp lại để làm đối trọng với thế lực Mỹ. Đó là đại ý nội dung một bản tin phân tích của Bee Washington Bureau vừa loan tải.
Đó là hậu quả của chủ thuyết Bush. Mỹ là một siêu cường duy nhứt có thể tự hành động, theo nhận định của Helle Dale thuộc Heritage Foundation. Chủ thuyết đó được thể hiện qua Chiến tranh Iraq. Chiến tranh này làm Aâu châu chia rẽ trong cũng như ngoài. Trong, Pháp và Đức tượng trưng cho Aâu châu Cũ chia rẽ với các nước Đông Aâu chư hầu của Liên xô CS cũ, mới hoà nhập vào Aâu châu sau Chiến tranh Lạnh. Dù Pháp cố gắng làm lành lại với Mỹ, sự rạn nứt Pháp Mỹ vì Chiến tranh Iraq còn lâu mới hàn gắn được. NATO tổ chức tạo ổn định thế giới từ Đệ Nhị Thế Chiến, qua Chiến tranh Lạnh hầu như bị Mỹ đẩy ra rìa trong Chiến tranh Iraq. Liên Hiệp Quốc cũng thế. Còn các Á rập cũng bị văng miểng vì Chiến tranh Iraq. Muốn hay không các nước này sớm muộn cũng phải có những cải tổ chánh trị hướng về dân chủ. Syria không dám cho các nhân vật của chế độ Saddam Hussein tỵ nạn. Bắc Hàn từ bỏ yêu sách nói chuyện tay đôi với Mỹ về vấn đề nguyên tử, chấp nhận đề nghị của TC thảo luận đa phương. Dù trong cuộc họp đầu Hàn Cộng còn giữ giọng hung hăng cũ nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ dịu giọng hơn.
Một tâm lý chung đang xuất hiện trên thế giới trong các nước không nằm trong quỹ đạo Mỹ; đó là tâm lý chống Mỹ. Nga bắt tay với Mỹ ngay trong những ngày đầu sau cuộc khủng bố 911, nhưng trong Chiến tranh Iraq trước sau như một không hợp tác với Mỹ. Viện Duma (Hạ Viện Nga) quyết liệt chống Mỹ và TT Putin cũng không làm gì để ngăn chận sự chia rẽ công khai ấy.
Gần Mỹ, nước Mexico từ chối không ủng hộ Mỹ trong Hội đồng Bảo An trong quyết định đánh Iraq. Và Chile ở Nam Mỹ cũng thế, dù Mỹ yểm trợ đề nghị tăng cường thương mãi với Châu Mỹ La tinh. Theo các nhà quan sát thời cuộc sự rạn nứt và chia rẽ này sẽ lâu dài. Nó chỉ chấm dứt khi nào Mỹ và các nước như Pháp, Nga, Đức, Thổ nhĩ kỳ, Mexico, Chile hàn gắn được những xung khắc về CT Iraq. Khi nào những nước ấy thoả hiệp được trong chừng mực nào đó vai trò trội yếu của Mỹ. Và khi nào nền dân chủ của Iraq thành hình, phát triển và ổ định như một tấm gương cho vùng Trung đông. Theo Andrew Bacevich, Giáo sư ngành An ninh Quốc tế của ĐH Boston, từ Đệ nhị Thế chiến đến sau Chiến tranh Lạnh chấm dứt, về thực tế Mỹ là một đệ nhứt siêu cường nhưng về danh nghĩa chưa rõ ràng

Trước cái nhìn không hữu nghị của các nước bên ngoài về Mỹ như trên, chánh quyền TT Bush và Mỹ cũng muốn cải thiện hình ảnh của mình. TT Bush và chánh quyền Cộng Hoà mong mỏi và cố gắng hàn gắn những rạn nứt, những vết bầm giập do cuộc CT Iraq gây nên đối với các nước. Nói với Tom Brokaw, Đài NBC trên chuyến bay của Air Force One, TT Bush cho biết "Có nhiều vấn đề chúng ta có thể làm việc chung với nhau, theo ý tôi , là cố gắng vượt qua những khác biệt về Chiến Tranh Iraq."
Theo TT Bush, Pháp đã làm yếu tổ chức Nato nhưng TT Bush hy vọng sẽ cải thiện trong những ngày sắp tới. Ngày đó phải chăng là ngày 8 siêu cường kinh tế sắp họp thượng đỉnh ngày 13 tháng 6; TT Pháp là nước đăng cai và TT Bush là người tham dự có thể sẽ gặp nhau tại thành phố Evian cổ nổi tiếng với nước suối Evian.
Theo chuyên gia của Heritage Foundation, CT Iraq đã thúc đẩy tiến trình hình thành một trật tự thế giới mới sau khi Liên xô sụp đổ. Pháp đã thử làm một đối lực của Mỹ trong lẫn ngoài Liên Aâu. Nhưng cho đến bây giờ Pháp không đủ sức hấp dẫn các nước khác ủng hộ lập trường của Pháp. Liên Aâu trong Chiến tranh Iraq bị tách đôi. Các nước Đông, Trung, Bắc Aâu châu như Anh, Tây nha, Ý đại lợi không ủng hộ Pháp. Còn nước Đức ngoài miệng tỏ ra chống Mỹ, chớ thâm tâm nhận thấy khó mà đi với Pháp trong trường kỳ vì nhiều lý do trong đó có lý do lịch sử, Đức, Pháp là hai con sư tử khó ở một rừng. Trong CT Iraq, hai nước Pháp Đức chống Mỹ đánh Iraq, lý do chánh là không muốn chia chiến phí với Mỹ và có một số quyền lợi riêng với chế độ Hussein, hơn là chống Mỹ vì chiến lược trường kỳ. Hai nước này cũng biết cái giá của sự thách thức vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ rất tốn kém về tăng cường quốc phòng cho nước mình và cho cả Aâu châu. Kỹ thuật quốc phòng của Aâu châu, Nato thường phải nhờ Mỹ chuyển nhượng. Do vậy có nhiều dấu chỉ Pháp Đức cố tách rời sự đụng chạm với Mỹ trong CT Iraq ra khỏi vấn đề liên minh giữa đôi bờ Đại Tây Dương để tình đồng minh không bị gián đoạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chảy nước mắt sau 2 tuần lễ dài, và theo sau cuộc chạy đua thảo luận thâu đêm Thứ Sáu, Sharma đã chính thức hóa thỏa thuận với việc đập búa. Ông tuyên bố bằng miệng tu chính theo yêu cầu của Ấn Độ, thay đổi văn bản để dùng chữ “giảm” than đá thay vì dùng chữ “loại bỏ” vì bị Ấn Độ chống đối. Thế giới cần cắt giảm tỉ lệ thải khí nhà kính ở mức 27 tỉ tấn khối một năm để hạn chế việc hâm nóng toàn cầu ở mức 1.5 độ C vào năm 2030, theo các dự đoán bởi Climate Action Tracker. Nhưng các cam kết hiện nay, gồm những điều đã đạt được tại COP26, chỉ đạt tới ¼ đường tới mức đó.
Hoa Kỳ nâng cao cảnh báo với các đồng minh Liên Âu rằng Nga có thể đang cân nhắc khả năng một cuộc xâm lăng Ukraine khi các căng thẳng bùng phát giữa Moscow và khối Liên Âu liên quan đế các di dân và các nguồn cung cấp năng lượng, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021. Với việc Washington đang giám sát kỹ sự tăng cường các lực lượng Nga gần biên giới Ukraine, các viên chức Hoa Kỳ đã báo cáo các đối tác Liên Âu về các quan ngại của họ về khả năng một chiến dịch quân sự, theo nhiều người biết rõ về vấn đề này cho hay.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý thúc đẩy hợp tác chung về khí hậu trong vòng một thập niên tới, trong một tuyên bố gây ngạc nhiên tại thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Glasgow, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021. 2 nhà thải khí CO2 lớn nhất thế giới đã cam kết hành động trong một tuyên bố chung. Tuyên bố nói rằng hai bên sẽ “nhắc lại cam kết vững chắc của họ để cùng nhau làm việt” để đạt mục tiêu nhiệt độ 1.5 độ C được đề ra trong Thỏa Thuận Paris vào năm 2015.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021 (giờ New Zealand) đã cảnh báo chống lại việc để cho căng thẳng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến Tranh Lạnh, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021 (giờ Mỹ). Phát biểu của ông Tập bên lề thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) đến nhiều tuần sau khi Mỹ, Anh và Úc công bố liên minh an ninh mới trong vùng mà sẽ chứng kiến Úc xây dựng các tàu ngầm nguyên tử. TQ đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này.
Trung Quốc đang dồn mọi nỗ lực cho một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ mà có thể bùng nổ tại Biển Đông hay tại Đài Loan khi tham vọng của TQ đối với những nơi này ngày càng thúc bách họ phải hành động, mà cụ thể gần đây nhất là việc TQ lập ra hai khu trường bắn có hình dạng một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ làm mục tiêu tấn công cho các thí nghiệm vũ khí hiện đại của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021.
Một xe vận tải chở dầu đã nổ gần thủ đô của Sierra Leone, giết chết ít nhất 98 người và làm bị thương nặng hàng chục người khác sau khi đám đông tụ tập để lấy xăng rò rỉ, theo các viên chức và nhân chứng cho biết hôm Thứ Bảy, 6 tháng 11 năm 2021 qua bản tin của Đài Truyền Hình ABC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Vụ nổ đã xảy ra vào khuya Thứ Sáu khi xe tải chở thùng dầu đụng một xe tải khác lúc nó đổ dầu vào một trạm xăng gần một ngả tư đông đúc tại Wellington, nằm ở phía đông của thủ đô Freetown, theo Cơ Quan Quản Trị Thiên Tai Quốc Gia cho biết.
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước dưới thời Tổng Thống Donald Trump, nhưng Washington đã nói rằng họ có thể xem xét việc nối lại. Chính phủ Biden cho biết họ sẽ tham dự cuộc họp tại Vienna, cùng với các nước ký kết còn lại gồm Anh, TQ, Pháp, Đức và Nga. Viết trên Twitter hôm Thứ Tư, Ông Kani nói rằng Iran đã “đồng ý bắt đầu các đàm phán nhằm gỡ bỏ các trừng phạt bất hợp pháp và vô nhân đạo vào ngày 29 tháng 11 tại Vienna.”
Nhân dự hội nghị biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Tô Cách Lan, lần đầu tiên kể từ khỉ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ Tướng VN Phạm Minh Chính bên lề hội nghị này vào tối ngày 1 tháng 11, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 2 tháng 11 năm 2021.
Một tháng sau vụ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đụng vật lạ ở Biển Đông, Hoa kỳ đã điều máy bay chuyên phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ hạt nhân WC-135 Constant Phoenix tới Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 2 tháng 11 năm 2021.
Một nhóm các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) ký thỏa thuận lớn lần đầu tiên của hội nghị biến đổi khí hậu vào Thứ Ba, 1 tháng 11 năm 2021, khi họ hứa chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021. Những nước ký vào thỏa thuận tại Glasgow gồm Ba Tây, nơi phần lớn rừng già Amazon đã bị phá sạch và các nước Nga, Ba Tây, Gia Nã Đại và Nam Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.