Hôm nay,  

Mỹ Siêu Cường Số 1, Nhiều Nước Lo Tìm Đối Trọng

04/05/200300:00:00(Xem: 4229)
WASHINGTON -- Chiến trang Iraq là một chiến tranh đem lại 5 hậu quả lớn trên bình diện chánh trị, ngoại giao. Tình đồng minh lịch sử lâu đời với Mỹ bị rạn nứt. Sức mạnh và ý chí của Mỹ được tái khẳng định. Thế giới có cái nhìn mới về Mỹ. Địa lý chánh trị của thế giới thay đổi. Các nước ngoài ảnh hưởng của Mỹ sẽ kết hợp lại để làm đối trọng với thế lực Mỹ. Đó là đại ý nội dung một bản tin phân tích của Bee Washington Bureau vừa loan tải.
Đó là hậu quả của chủ thuyết Bush. Mỹ là một siêu cường duy nhứt có thể tự hành động, theo nhận định của Helle Dale thuộc Heritage Foundation. Chủ thuyết đó được thể hiện qua Chiến tranh Iraq. Chiến tranh này làm Aâu châu chia rẽ trong cũng như ngoài. Trong, Pháp và Đức tượng trưng cho Aâu châu Cũ chia rẽ với các nước Đông Aâu chư hầu của Liên xô CS cũ, mới hoà nhập vào Aâu châu sau Chiến tranh Lạnh. Dù Pháp cố gắng làm lành lại với Mỹ, sự rạn nứt Pháp Mỹ vì Chiến tranh Iraq còn lâu mới hàn gắn được. NATO tổ chức tạo ổn định thế giới từ Đệ Nhị Thế Chiến, qua Chiến tranh Lạnh hầu như bị Mỹ đẩy ra rìa trong Chiến tranh Iraq. Liên Hiệp Quốc cũng thế. Còn các Á rập cũng bị văng miểng vì Chiến tranh Iraq. Muốn hay không các nước này sớm muộn cũng phải có những cải tổ chánh trị hướng về dân chủ. Syria không dám cho các nhân vật của chế độ Saddam Hussein tỵ nạn. Bắc Hàn từ bỏ yêu sách nói chuyện tay đôi với Mỹ về vấn đề nguyên tử, chấp nhận đề nghị của TC thảo luận đa phương. Dù trong cuộc họp đầu Hàn Cộng còn giữ giọng hung hăng cũ nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ dịu giọng hơn.
Một tâm lý chung đang xuất hiện trên thế giới trong các nước không nằm trong quỹ đạo Mỹ; đó là tâm lý chống Mỹ. Nga bắt tay với Mỹ ngay trong những ngày đầu sau cuộc khủng bố 911, nhưng trong Chiến tranh Iraq trước sau như một không hợp tác với Mỹ. Viện Duma (Hạ Viện Nga) quyết liệt chống Mỹ và TT Putin cũng không làm gì để ngăn chận sự chia rẽ công khai ấy.
Gần Mỹ, nước Mexico từ chối không ủng hộ Mỹ trong Hội đồng Bảo An trong quyết định đánh Iraq. Và Chile ở Nam Mỹ cũng thế, dù Mỹ yểm trợ đề nghị tăng cường thương mãi với Châu Mỹ La tinh. Theo các nhà quan sát thời cuộc sự rạn nứt và chia rẽ này sẽ lâu dài. Nó chỉ chấm dứt khi nào Mỹ và các nước như Pháp, Nga, Đức, Thổ nhĩ kỳ, Mexico, Chile hàn gắn được những xung khắc về CT Iraq. Khi nào những nước ấy thoả hiệp được trong chừng mực nào đó vai trò trội yếu của Mỹ. Và khi nào nền dân chủ của Iraq thành hình, phát triển và ổ định như một tấm gương cho vùng Trung đông. Theo Andrew Bacevich, Giáo sư ngành An ninh Quốc tế của ĐH Boston, từ Đệ nhị Thế chiến đến sau Chiến tranh Lạnh chấm dứt, về thực tế Mỹ là một đệ nhứt siêu cường nhưng về danh nghĩa chưa rõ ràng

Trước cái nhìn không hữu nghị của các nước bên ngoài về Mỹ như trên, chánh quyền TT Bush và Mỹ cũng muốn cải thiện hình ảnh của mình. TT Bush và chánh quyền Cộng Hoà mong mỏi và cố gắng hàn gắn những rạn nứt, những vết bầm giập do cuộc CT Iraq gây nên đối với các nước. Nói với Tom Brokaw, Đài NBC trên chuyến bay của Air Force One, TT Bush cho biết "Có nhiều vấn đề chúng ta có thể làm việc chung với nhau, theo ý tôi , là cố gắng vượt qua những khác biệt về Chiến Tranh Iraq."
Theo TT Bush, Pháp đã làm yếu tổ chức Nato nhưng TT Bush hy vọng sẽ cải thiện trong những ngày sắp tới. Ngày đó phải chăng là ngày 8 siêu cường kinh tế sắp họp thượng đỉnh ngày 13 tháng 6; TT Pháp là nước đăng cai và TT Bush là người tham dự có thể sẽ gặp nhau tại thành phố Evian cổ nổi tiếng với nước suối Evian.
Theo chuyên gia của Heritage Foundation, CT Iraq đã thúc đẩy tiến trình hình thành một trật tự thế giới mới sau khi Liên xô sụp đổ. Pháp đã thử làm một đối lực của Mỹ trong lẫn ngoài Liên Aâu. Nhưng cho đến bây giờ Pháp không đủ sức hấp dẫn các nước khác ủng hộ lập trường của Pháp. Liên Aâu trong Chiến tranh Iraq bị tách đôi. Các nước Đông, Trung, Bắc Aâu châu như Anh, Tây nha, Ý đại lợi không ủng hộ Pháp. Còn nước Đức ngoài miệng tỏ ra chống Mỹ, chớ thâm tâm nhận thấy khó mà đi với Pháp trong trường kỳ vì nhiều lý do trong đó có lý do lịch sử, Đức, Pháp là hai con sư tử khó ở một rừng. Trong CT Iraq, hai nước Pháp Đức chống Mỹ đánh Iraq, lý do chánh là không muốn chia chiến phí với Mỹ và có một số quyền lợi riêng với chế độ Hussein, hơn là chống Mỹ vì chiến lược trường kỳ. Hai nước này cũng biết cái giá của sự thách thức vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ rất tốn kém về tăng cường quốc phòng cho nước mình và cho cả Aâu châu. Kỹ thuật quốc phòng của Aâu châu, Nato thường phải nhờ Mỹ chuyển nhượng. Do vậy có nhiều dấu chỉ Pháp Đức cố tách rời sự đụng chạm với Mỹ trong CT Iraq ra khỏi vấn đề liên minh giữa đôi bờ Đại Tây Dương để tình đồng minh không bị gián đoạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NBA chưa có bình luận và Celtics thì không chơi hôm Thứ Năm. Hiện chưa rõ kế hoạch của Tencent không chiếu Celtics sẽ kéo dài bao lâu. Kanter đã mang giày có các chữ “Tây Tạng Tự Do” trong trận đấu vào đêm Thứ Tư. “Hơn 150 người Tây Tạng đã tự thiêu!! – hy vọng rằng hành động như thế sẽ tạo ý thức về Tây Tạng. Tôi đứng lên với những người anh chị em Tây Tạng của tôi, và tôi ủng hộ sự kêu gọi Tự Do của họ,” theo anh đã viết Twitter.
Một băng đảng Haiti khét tiếng với những vụ bắt cóc và giết người trắng trợn đã bị cảnh sát cáo buộc hôm Chủ Nhật, 17 tháng 10 năm 2021 vì đã bắt cóc 17 nhà truyền giáo từ một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật. 5 trẻ em được tin nằm trong số những người bị bắt cóc đó. Băng đảng 400 Mawozo đã bắt cóc một nhóm người tại Ganthier, một cộng đồng nằm ở phía đông của thủ đô Port-au-Prince, theo nhà điều tra của cảnh sát Haiti là Frantz Champagne nói với AP.
“Nếu cuộc sống tiếp tục tồi tệ như thế này, tôi sẽ giết các con tôi và tự kết liễu đời mình,” theo Saleha nói với báo Journal. “Tôi không biết là chúng tôi sẽ ăn cái gì bữa tối nay.” “Tôi sẽ cố gắng kiếm tiền để cứu mạng con gái của tôi,” theo người chồng Abdul Wahab phát biểu. Khalid Ahmad, người cho vay, nói với báo Journal là ông phải chấp nhận bé gái 3 tuổi để giải quyết nợ nần. “Tôi cũng không có tiền. Họ đã không trả cho tôi,” theo ông nói. “Vì thế không có chọn lựa ngoài việc nhận đứa con gái.”
Trong nghiên cứu được đăng trong tạp chí Nature Climate Change hôm Thứ Hai, 11 tháng 10 năm 2021, các khoa học gia đã sử dụng máy điện toán để phân tích hơn 100,000 nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tổng hợp các kết quả của tất cả những nghiên cứu đó sẽ cho thấy đại đa số thế giới – 80% khu vực đất liền, nơi 85% dân số thế giới sống đang chịu đựng các ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu hiện tại. Đó là phần trăm rất lớn, nhưng các chuyên gia biết con số thực còn cao hơn.
Đức Giáo Hoàng Francis đã công bố điều mà một số người mô tả như là nỗ lực tham vọng nhất để cải cách Công Giáo trong 60 năm, theo bản tin của BBC Tiếng Anh cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2021. Tiến trình 2 năm để tham khảo mọi giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới về hướng đi tương lai của Giáo Hội đã bắt đầu tại Vatican vào cuối tuần này.
Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp trợ giúp nhân đạo cho Afghanistan nghèo khổ tuyệt vọng trên bờ vực thảm họa kinh tế, trong khi từ chối thừa nhận chính trị đối với những nhà lãnh đạo Taliban mới của đất nước này, theo Taliban cho biết hôm Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2021 qua Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật. Tuyên bố đến vào cuối các cuộc đối thoại trực tiếp lần đầu giữa các cựu thù kể từ cuộc rút quân hỗn loạn của binh sĩ Hoa Kỳ vào cuối tháng 8.
Một vụ nổ bom tự sát của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại một nhà thờ Hồi Giáo đông nghẹt những tín đồ Hồi Giáo Shiites tại miền bắc Afghanistan hôm Thứ Sáu, 8 tháng 10 năm 2021, đã giết chết ít nhất 46 người và làm bị thương hàng chục người khác trong một thách thức an ninh mới nhất đối với Taliban khi họ chuyển từ nhóm nổi dậy sang chính quyền, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Một chiếc tàu ngầm nguyên tử của Mỹ đã đụng vào một vật dưới nước ở Biển Đông hôm Thứ Bảy rồi, theo 2 viên chức quốc phòng cho biết qua bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 7 tháng 10 năm 2021. Một số thủy thủ trên tàu USS Connecticut đã bị thương trong sự kiện này, theo các viên chức cho hay. Không ai bị thương lâm nguy đến tánh mạng, theo một tuyên bố từ Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết. Điều không rõ là tàu ngầm lớp Seawolf có phải đã đụng phải vật gì đó khi đó lặn xuống hay không.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Tư, 6 tháng 10 năm 2021, đã tán thành việc chích ngừa bệnh sốt rét lần đầu tiên trên thế giới và nói rằng nó nên được chích cho các trẻ em ở khắp Châu Phi trong niềm hy vọng rằng nó sẽ thúc đẩy các nỗ lực bị trì trệ để chận đứng sự lây lan của bệnh do ký sinh trùng gây ra, theo AP tường thuật hôm Thứ Tư. Tổng Giám Đốc của WHO là Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi đó là “một thời khắc lịch sử” sau cuộc họp mà trong đó 2 nhóm cố vấn chuyên về sức khỏe Liên Hiệp Quốc đã đề nghị việc chích ngừa này.
Một họa sĩ Thụy Điển nổi tiếng với một bức họa mô tả Tiên Tri Muhammad với thân của một con chó đã bị giết trong một tai nạn xe, theo các báo cáo cho biết qua bản tin của Báo Insider được đăng trên Yahoo.com hôm Thứ Hai, 4 tháng 10 năm 2021. Lars Vilks đã được đặt dưới sự bảo vệ của cảnh sát vào năm 2007 sau khi ông nhận được các lời đe dọa giết chết vì việc ông phổ biến bức họa. Vào lúc đó, Al Qaeda đã treo giải thưởng $100,000 đô la để lấy cái đầu của ông và căn nhà của ông đã bị nổ bom.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.