Hôm nay,  

Các Trại Chủ: Đừng Lấy Tên Người Đặt Cho Con Bị Cái

10/22/199900:00:00(View: 5645)
OTTAWA - Các chủ trại nuôi súc vật đã cùng xướng lên về vụ Nông Trại Thí Nghiệm của nhà nước đã cho ngưng đặt tên bò cái theo tên của các bà.
Robyn Mowar, bà chủ trại Valleyview Little Animal tại Fallowfield, Nepean lên tiếng: “Tôi thấy nó khôi hài làm sao. Tôi không hiểu vấn đề đặt tên cho con vật lại trở thành một câu chuyện to tát đến thế.” Như thể người có tên Bill chắc không khó chịu lắm khi thấy tên mình được đặt tên cho con gà Tây. Gà tây dịch ra tiếng Anh là Turkey, theo tiếng lóng Turkey có ý nói là một tên khờ, một thằng ngu. Bà Mowat không quan tâm chuyện lấy tên người đặt cho loài vật là môt sự súc phạm. Bà nói: “Nói thiệt, các con vật của nhà tôi, con nào cũng mang tên người.”
Theo bà Mowat, theo thủ tục các chủ trại thường mua các con vật và sau đó đặt tên người bán cho con vật được mua. Chẳng hạn bà Mowat đã gọi một con vật bằng tên người bán là Ilima, bà Ilima chủ trại Phoebe rất lấy làm hãnh diện tên mình được đặt cho con vật mình đã bán.
Nông Trại Thí Nghiệm Canada (Experimental Farm of Canada) đã nhận cả trăm lá thư phàn nàn như giận lẫy của dân chúng quanh vùng về chuyện quyết định của giám đốc viên bảo tàng nông trại, Michelle Dondo-Tardiff cho lệnh ngưng đặt tên bò cái bằng tên gọi của các bà.
Bà Dondo-Tardiff sở dĩ có chuyện ngưng đặt tên người cho loài vật; vì có một người nào đó tên Stephani đã phàn nàn là viện lấy tên bà đặt tên cho con bò cái. Vụ này lan đồn ra và gây ảnh hưởng tới các nông trại đã đặt tên người của cả hai phái cho những súc vật của nông trại và làm cho những công nhân trong trại cảm thấy kỳ.

Ngày 15/10, ban giám đốc viện bảo tàng nông trại phải đổi lại lệnh không đặt tên súc vật bằng tên người đã áp dụng hơn một năm rưỡi, sau khi viện nhân cả chục lá thư, điện thư và phóng thư của dân chúng tỏ vẻ không hài lòng về chuyện đặt tên này.
Ông Rueful Paul Donahue, giám đốc giao tế của viện bảo tàng nông trại, cho biết: “Chúng ta sống theo chế độ dân chủ, dân chúng được quyền bỏ phiếu. Đây không phải chỉ có một lá thư ủng hộ, toàn những người đã đặt tên người cho loài vật đồng thanh ủng hộ. Theo căn bản dân chủ: ý dân là ý trời. Chúng tôi sẽ hoan hỉ đặt tên người cho loài vật trở lại.”
Ông Donahue nói: “Câu chuyện lấy tên Stephani đặt cho con bò cái chỉ là một thí dụ mà thôi. Không có con bò nào đã được đặt tên Stephanie. Thí dụ một em nào đó đang đi học có tên trùng với tên đã đặt cho con bò cái, em đó chắc chắn sẽ bị học sinh trong trường lấy tên ra để nguyền rủa hay chọc ghẹo và em đó sẽ cảm thấy bối rối khi bị súc phạm tới bản thân. Quyết định của dân chúng như đập vào mặt chúng tôi. Với cá nhân người ta, chúng tôi rất lấy làm tiếc, lỡ có tên nào xúc phạm tới họ sau này điều mà chúng tôi muốn tránh.”
Câu chuyện chẳng có gì lớn, nhưng câu chuyện lại đưa lên trên mặt báo của thủ đô Canada như chuyện một luật sư Ai-Cập đã đòi kiện Tổng Thống Hoa Kỳ Clinton vì tổng thống đã đặt tên con chó người ta tặng ông bằng âm tên phát ra trùng với âm tên của nhà luật sư và bị đồng nghiệp của luật sư trêu trọc trước công chúng.
Có lẽ vì thế CSVN đã bỏ ngoài tai việc dân tố giác tham nhũng nằm ngay trong hàng ngũ cán bộ cầm quyền của đảng CSVN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bộ Ngoại Giao TQ đe dọa sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó” nếu Hoa Kỳ không “tức thì sửa đổi những sai lầm của họ” trong việc họ kêu gọi trừng phạt chống lại các viên chức TQ vì vi phạm nhân quyền chống lại những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, theo NBC News tường trình cho biết hôm 18 tháng 6. Hôm Thứ Tư, 17 tháng 6 năm 2020, Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành Đạo Luật Chính Sách Nhân Quyền Cho Người Duy Ngô Nhĩ, đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt. Hôm Thứ Năm, TQ chỉ trích hành động đó trong một tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Ngoại Giao.
Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở biên giới qua đêm, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và đánh dấu thương vong đầu tiên trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. “Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã thảnh thơi tại khu vực Galwan, nơi họ đã đụng độ trước đó vào đêm 15/16 tháng 6 năm 2020,” theo Đại Tá Aman Anand, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ, nói với ABC News. “17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong lúc thi hành nhiệm vụ tại vị trí lộ thiên và chịu nhiệt độ dưới 0 ở địa hình cao độ đã gục ngã trước những tổn thương của họ, khiến tổng số người thiệt mạng trong cuộc đụng độ lên đến 20.”
Quân đội của Bắc Hàn cảnh báo họ đã sẵn sàng vào khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên. Mối đe dọa này một phần là để đáp trả các nhóm đào ngũ từ Bắc xuống miền Nam gửi tài liệu tuyên truyền về phía bắc. Cuối tuần qua, Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cho biết cô đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị bước đi này. Và quân đội bây giờ nói rằng họ đã sẵn sàng "biến chiến tuyến thành một pháo đài và nâng cao cảnh giác quân sự."
Việc triển khai 3 hàng không mẫu hạm 100,000 tấn của Hải Quân Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau nhiều năm đã loam cho TQ nhanh chóng phản ứng, với truyền thông nhà nước nói rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020. USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang tuần tra ở phía tây Thái Bình Dương, trong khi USS Nimitz ở phía đông, theo thông cáo báo chí của Hải Quân Hoa Kỳ. Với mỗi tàu chứa hơn 60 máy bay, nó đại diện cho việc triển khai lớn nhất các hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - khi căng thẳng với Bắc Hàn về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở đỉnh điểm.
Bắc Hàn hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 cho biết họ đã từ bỏ các nỗ lực theo đuổi mối quan hệ ngoại giao với Bạch Ốc vì 2 năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un "thậm chí là một tia lạc quan" cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên đã "biến mất vào một cơn ác mộng đen tối." Tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri Son Gwon, được công bố trên truyền thông nhà nước, thể hiện dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã từ bỏ việc cải thiện quan hệ với chính quyền Trump và làm việc hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán Đảo Triều Tiên." Nhóm chữ này hình thành nên cơ sở của một thỏa thuận mơ hồ giữa Trump và Kim Jong Un khi hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh được biên đạo kỹ lưỡng tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh rút 9,500 binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Đức trong một hành động làm tăng lo ngại tại Châu Âu về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Việc rút bớt này sẽ giảm quân số Mỹ tại Đức xuống còn 25,000, so với 34,500 như hiện nay, theo một viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết. Viên chức này nói rằng hành động mới này là kết quả của nhiều tháng làm việc bởi viên chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ là Đại Tướng Mark Milley, chủ tịch ban tham mưu, và đã không làm gì với những căng thẳng giữa Trump và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, người đã phá hỏng kế hoạch của Trump định tổ chức G7 trong tháng này.
Hàng ngàn người Hồng Không đã tưởng niệm vụ thảm sát tại Thiên An Môn hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, cầm nến dù cảnh sát đã cấm khi lãnh thổ này chứng kiến Bắc Kinh bóp ngẹt tự do trong thời gian tưởng niệm biến cố này. Mỗi năm, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị giết chết bởi quân đội TQ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, để được vinh danh tại Hồng Kong – một trong vài nơi tại TQ, cùng với Macau, nơi ngày này thường được cho phép đề được ghi nhận. TQ đã cố xóa bỏ và viết lại lịch sử của vụ thảm sát tập thể này, và tại đại lục, có ít người được biết quân đội TQ đã nghiền nát phong trào này như thế nào.
Thủ Tướng Anh Quốc đã hứa nhận vào gần 3 triệu cư dân Hồng Kông nhằm đối phó với các nỗ lực của TQ nhằm đưa ra luật an ninh quốc gia mới trên lãnh thổ này. Lời hứa được phổ biến trên báo The Times hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, Boris Johnson nói khoảng 350,000 cư dân Hong Kong là những người giữ giấy thông hành hải ngoại có quốc tịch Anh Quốc, cũng như khoảng 2.5 triệu người đáp ứng các yêu cầu để nạp đơn cho họ, sẽ được cung cấp visa có thể tái gia hạn 12 tháng sống tại Anh Quốc. Visa đó có thể dọn đường để trở thành công dân Anh, nhưng Johnson đã không cho biết gì thêm. “Nhiều người tại Hong Kong sợ rằng cuộc sống của họ -- mà TQ cam kết sẽ giữ -- nằm dưới sự đe dọa,” theo Johnson cho biết. “Nếu TQ tiến hành để chứng thực nỗi sợ hãi của họ, thì Anh Quốc có lương tâm không thể nhún vai và bỏ đi; thay vào đó, chúng tôi sẽ tôn trọng các nghĩa vụ của mình và cung cấp một giải pháp thay thế.”
Chính phủ Trump cho biết họ sẽ không cho máy bay chở hành khách TQ tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 16 tháng 6. Sự thay đổi này, được làm bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, được cho là nhằm đối phó với việc Bắc Kinh từ chối cho phép các máy bay của Hoa Kỳ được bay tới TQ trong thời đại dịch vi khuẩn corona, với bộ này hiện đang gây áp lực trở lại TQ.
BIỂN ĐÔNG – Hoa Kỳ một lần nữa đã chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 4 tháng 6 cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.