Hôm nay,  

Mỹ, Canada Có Cơ Đại Chiến: Mặt Trận Lúa Mì, Thép, Gỗ

27/01/200200:00:00(Xem: 4325)
Toronto - Kỹ nghệ xuất cảng gỗ của Gia Nã Đại đã bị cắt giảm bởi sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Liệu lúa mạch và thép là những thứ kế tiếp"

Trong khi phần lớn của 1.3 tỷ Mỹ kim hàng hoá vượt qua vĩ tuyến 49 vào Hoa Kỳ vẫn không bị đánh thuế, nhiều sự tranh cãi ngấm ngầm giữa hai cường quốc đang có cơ hội bùng nổ.

Các viên chức chính quyền Hoa Kỳ sẽ quyết định trong một ngày gần đây là có đánh thuế nhập cảng vào lúa mạch và thép xuất cảng từ Gia Nã Đại hay không" Trong khi nhiều nhà sản xuất Gia Nã Đại hy vọng hai thứ này sẽ được miễn, những chuyên viên về trao đổi mậu dịch nói rằng họ chẳng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này.

Sự tranh cãi về lúa mạch, thép và gỗ thì "rất xấu xa, ngấm ngầm, dính dáng với chính trị và kéo dài", Barry Appleton, một luật sư chuyên về trao đổi mậu dịch quốc tế có văn phòng tại Toronto và Washington đã nói vậy. Trong khi chính quyền Bush cỗ võ cho sự tự do mậu dịch, ông nói thêm, sự yếu kém của nền kinh tế đã "đẩy nó vào hướng khác".

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã đánh thuế nhập cảng vào những loại gỗ mềm nhập cảng từ Gia Nã Đại để trừng phạt Gia Nã Đại về việc Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều hàng vào thị trường Mỹ, đe doạ kỹ nghệ gỗ tại địa phương.

Lẽ dĩ nhiên, Gia Nã Đại đã phản công và đặt nhiều điều kiện cho Hoa Kỳ. Nhưng gần đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế Gia Nã Đại đã tuỳ thuộc vào thị trường khổng lồ Hoa Kỳ. Xuất cảng chiếm 43% Gia Nã Đại tổng sản lượng quốc gia, tăng từ 25% trong thập niên trước, và khoảng 87% hàng hoá sản xuất tại đây được xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Các nông gia Gia Nã Đại đang hồi hộp trông chờ quyết định của Hoa Kỳ, trong việc sẽ đánh thuế vào lúa mạch hay không vào ngày 15 tháng 2 tới đây. Số lượng lúa mạch xuất cảng của Gia Nã Đại sang Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây và trị giá xuất cảng lúa mạch chỉ bằng một phần nhỏ so với những mặt hàng đang được tranh cãi, chẳng hạn như gỗ. Nhưng những nông gia Hoa Kỳ cho rằng hành động của Gia Nã Đại đã làm tổn thương đến kỹ nghệ lúa mạch của họ.

Để trả lời cho sự phàn nàn của North Dakota Wheat Commision rằng Gia Nã Đại đã có hành động không công bình trong việc xuất cảng lúa mạch, International Trade Commison của Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo dầy cộm về kỹ nghệ xuất cảng lúa mạch của Gia Nã Đại.

Jim Peterson, giám đốc thương mại của North Dakota Wheat Commision cho biết bản báo cáo lột trần những hành động không công bình của Canadian Wheat Board, đã "dùng sức mạnh độc quyền" để "giảm giá" và được hưởng rất nhiều quyền lợi khác.

Justin Kohlman, phát ngôn nhân của Canadian Wheat Board cho biết bản báo cáo đã chứng tỏ Canadian Wheat Board vô tội vì một phần bản báo cáo đã cho thấy Gia Nã Đại đã bán lúa mạch cho Hoa Kỳ với giá cao hơn 59 tháng trong 60 tháng nghiên cứu. Ngoài ra, Kohlman nói thêm, "Hoa Kỳ không sản xuất đủ được loại lúa mạch tốt để cung ứng cho thị trường của họ" .

Kohlman cũng cho biết Canadian Wheat Board kiểm soát 60% sự trao đổi lúa mạch trên toàn thế giới và số thu nhập của họ là 1.86 tỷ Mỹ kim.

Kỹ nghệ xuất cảng thép tại Gia Nã Đại cũng đang phải đối diện với sự cắt giảm vì Hoa Kỳ cho rằng Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều thép vào Hoa Kỳ. Nhiều loại thép có thể sẽ bị đánh thuế nhập cảng nếu Tổng thống Bush quyết định theo lời đề nghị của International Trade Commison của Hoa Kỳ.

Barry Lacombe, Chủ tịch của Canadian Steel Producers Association cho biết 1 tỷ Mỹ kim thép xuất cảng của Gia Nã Đại có thể bị ảnh hưởng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người đàn ông Hoa Lục đã chèo chiếc bè cao su 10 tiếng đồng hồ xuyên qua Eo Biển Đài Loan – và nói với cảnh sát Đài Loan rằng ông đã rời bỏ quê hương của mình để đi tìm “tự do và bình đẳng” theo một video quay cảnh người đàn ông bị bắt qua tường thuật của báo Insider hôm Thứ Tư, 5 tháng 5 năm 2021. Theo Báo Washington Post, người đàn ông 35 tuổi, chỉ được biết họ là Zhou (Châu hay Chu), đã chèo thuyền qua Eo Biển – chiều dài 112 dặm (tương đương 180.247 kilomet) của eo biển chia cách miền đông nam Hoa Lục với Đài Loan.
Số người chết từ vụ sập cây cầu tại thành phố Mexico City đã tăng lên tới 24, trong khi các đội làm việc để dọn dẹp đổ nát – và sự giận dữ gia tăng qua vụ mới nhất trong một loạt thảm họa làm thiệt hại các hệ thống chuyên chở công cộng lớn nhất thế giới, theo báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Ba, 4 tháng 5 năm 2021.
Đức Giáo Hoàng Francis đang tiến thêm các bước nữa để trấn áp tham nhũng tại Vatican bằng cách ra lệnh rằng tất cả các giám mục và hồng y sẽ bị xét xử nếu họ bị nghi có hành vi phạm tội, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Bảy, 1 tháng 5 năm 2021.
Một tàu ngầm hải quân của Nam Dương đã bị chìm ngoài khơi đảo Bali hôm Thứ Tư đã được tìm thấy bị vỡ làm 3 mảnh nằm dưới đáy biển, theo các viên chức của nước này cho biết qua tường thuật của Đài BBC Tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 25 tháng 4 năm 2021. Tất cả 53 thủy thủ của chiếc tàu ngầm này đã được xác nhận đã chết.
Chính phủ Biden sẽ thực hiện các cung cấp và hỗ trợ thêm cho Ấn Độ trong khi nước này đang đối phó với sự gia tăng cao điểm các trường hợp bị lây nhiễm vi khuẩn corona, theo Bạch Ốc tuyên bố hôm Chủ Nhật, 25 tháng 4 năm 2021 qua tường thuật của CNN hôm Chủ Nhật.
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm Thứ Bảy, 24 tháng 4 năm 2021 đã tuyên bố rằng họ đã đạt đồng thuận với nhóm quân sự Miến Điện để chấm dứt bạo động tại đất nước này, theo bản tin của The Hill tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Bảy, 24 tháng 4 năm 2021 đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên chính thức thừa nhận vụ thảm sát người Armenian dưới thời Đế Quốc Ottoman là một cuộc diệt chủng, tạo nguy cơ tan rã với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng là dấu hiệu về cam kết với nhân quyền toàn cầu, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy.
Người chỉ trích Điện Kremlin bị tù Alexey Navalny hôm Thứ Sáu, 23 tháng 4 năm 2021, nói rằng ông chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài nhiều tuần lễ, theo sau sự cảnh báo từ các bác sĩ thân cận với ông rằng ông đã gần kề cái chết, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu.
“Ukraine có muốn chiến tranh không? Không. Nước này có sẵn sàng cho cuộc chiến chưa? Có,” theo Zelensky tuyên bố trong bài diễn văn hôm Thứ Ba, theo báo The New York Times tường thuật. “Nguyên tắc của chúng tôi thì đơn giản: Ukraine không khai chiến trước, nhưng Ukraine luôn luôn chiến đấu tới người đàn ông cuối cùng.”
Biển Đông ngày càng nhộn nhịp hơn khi có nhiều tàu chiến của các nước đến thực hiện quyền tự do hàng hải hay tập trận để răn đe Trung Quốc cố độc chiếm, mà cụ thể và mới nhất là vụ các chiến hạm Pháp và Úc tập trận ở Biển Đông cũng như tàu chiến Nhật vào thăm Hải Phòng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 21 tháng 4 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.