Hôm nay,  

Mặt Thật Kinh Tế Hoa Lục: Tiểu Doanh Vẫn Bị Trấn Aùp

23/02/200300:00:00(Xem: 4529)
BEIJING -- Các tiểu kinh doanh là sự sống còn cho nền kinh tế tương lai của Trung quốc. Như thế tại sao các doanh gia này không có quyền hưởng sự may mắn ấy"
Loại ly dùng xong vất đi của hãng Mao Đại Gia đã tràn ngập tại Trung quốc. Năm 2002, hãng này nằm tại tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây của Hoa lục, là một công ty tư nhân đã hốt 2,5 triệu Mỹ kim tiền bán các loại hàng giấy dùng để đựng thực phẩm và các thức uống. Chủ hãng này có bốn dây chuyền sản xuất chén giấy nằm trong các xưởng rộng như nhà chứa máy bay. Chiếc sân rộng bên cạnh các xưởng này, 20 cô vốn chân lấm, tay bùn của nông thôn đang dán nhãn có hàng chữ Tầu "Mì khoai Bạch gia" lên các tô dùng cho một người ăn.
Công việc làm ăn này chưa có bao giờ khá hơn được. Song ông chủ hãng Mao cũng như các ông chủ của các công ty tư nhân hầu như không nhận được cái ân đức của nhà nước Trung quốc cho nâng cấp xí nghiệp lên cấp hãng cao hơn.
Năm ngoái ông chủ hãng Mao đã muốn đẩy mạnh sản xuất theo khuynh hướng phục vụ nước trà trong các quán hàng ăn bằng loại ly plastic có mầu sắc tươi vui.
Mặc dầu ông chủ này đồng thời gặp cả đống hợp đồng đặt hàng kéo theo việc mua máy móc và hàng trữ kho; các ngân hàng chuyên cho mượn tiền đã không chịu mở cho ông chủ này một chương mục tín dụng nhỏ để duy trì việc cung ứng giấy làm hàng.
Để có đủ tiền cho việc tiếp liệu như giấy, ông chủ này đã phải bán đi căn nhà mình đang ở và dọn lên ở gác nằm trên trốc văn phòng hãng.
Vì cho mượn tiền mua giấy chậm trễ, khiến ông chủ này lo sợ các khách hàng có thể bỏ đi để chạy sang các công ty quốc doanh xưa nay thường dễ mượn tiền của ngân hàng nhà nước.
"Chính quyền coi các công ty quốc doanh như những đứa con riêng của mình, vì thế họ được tận tình giúp đỡ," theo lời của chũ hãng Mao nói ra với thái độ chán nản. "Chẳng có ai giúp tôi cả, người ta làm thị trường của tôi bị cạn láng ráo chọi."
Việc tư nhân hóa cho các doanh gia như ông chủ Mao đang gây ra các hậu quả báo động trên toàn thể Trung quốc.
Trong khi Trung quốc đang cho chuyển nền kinh tế do nhà nước kiểm soát sang hệ thống thị truờng tự do, kinh tế Trung quốc khỏe khoắn được là nhờ phần lớn vào việc thành công của các công ty bạo gan tại địa phương cho sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ theo kiểu chạy bộ để thỏa mãn nhu cầu trước mắt.
Các xí nghiệp cỡ trung và cỡ tiểu (SME's) đang tạo ra hầu hết các công ăn việc làm tại Trung quốc, việc làm đẻ ra rất quan trọng, chính nó đang giúp cho xã hội Trung quốc được ổn cố.
Theo như thống kê của chính quyền, cứ 10 công ăn việc làm ngay tại thành thị của Trung quốc thì có được hơn tám công việc làm đều nhờ vào các công ty có thu nhập hàng năm dưới 30 triệu Mỹ kim đẻ ra.
Tính ra các công việc gia công tại nhà đã chiếm tới ba phần tư tổng số đầu ra của nền công nghiệp Trung quốc, tuy rằng có vụ nhà nước bị thất thâu về thuế má và làm béo các thầy hay các chú công an tại địa phương biết cách chia chác.
"Tiểu kinh doanh rõ ràng là một thành phần tối ư quan trọng cho nền kinh tế Trung quốc," theo lời của ông Eric Siew của công ty IFC (International Finance Corp.) chuyên về tài trợ, IFC là một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới (World Bank) chuyên cho vay vốn để thương mại .
Công ty tài trợ IFC hiện nay đang mở ra chuơng trình huấn luyện cho các ông chủ ngân hàng tại Trung quốc để biết cách thả câu để bắt cá hơn kiểu chỉ biết có chọn cá.
Mặc dầu có sự cải tổ kinh tế tại Trung quốc và việc nâng các nhà tư bản Trung quốc lên trong hàng ngũ của đảng Cộng sản Trung quốc, thay vì họ bị trù dập như trước nay, các hãng nhỏ như hãng của ông Mao vẫn bị cắt các nguồn tài nguyên cần phải có để làm cho các bánh xe thương mại lăn được trơn tru. Cũng như các đối tác về phần hãng nhỏ ở khắp Trung quốc, tất cả đã than phiền là họ đang gặp các trở ngại về thuế khóa và cảnh quan liêu của hệ thống hành chánh nhà nước.
Nhưng tiếng than to lớn nhất hiện nay là họ không có thể nào để vay mượn được tiền của các ngân hàng. Theo cuộc điều tra gần đây của công ty IFC với 600 công ty tư nhân tại tỉnh Tứ Xuyên, công ty này nhìn thấy trở ngại số một là việc được ngân hàng tài trợ, đứng trước các vấn đề tham nhũng với các việc cạnh tranh bất chính có bàn tay của các cán bộ nhà nước.
Lý do nào đã đưa tới các vấn đề này "
Hệ thống giao dịch ngân hàng của Trung quốc quá lỗi thời và ôm các khoản nợ không hoàn trả lớn vẫn còn giao dịch với các xí nghiệp quốc doanh chuyên làm cây bằng cách đốn rừng, thay vì giao dịch với các công ty tư nhân. Mặc dầu các cán bộ nhà nước được phép lập cả ngàn dấu tích thua lỗ cho các việc quốc doanh kể từ năm 1995, nhưng vẫn có 56 triệu công nhân trong các hãng xưởng nhà nước không có việc làm, chưa kể số công nhân hiện nay vẫn đang sống nhờ vào việc trợ cấp. Các xí nghiệp nhà nước tha hồ vay mượn tiền không bao giờ hoàn lại theo chỉ thị riêng của chính quyền nhà nước. Theo như kỹ thuật về vận dụng ngân hàng, bốn ngân hàng lớn nhất của Trung quốc hiện nay coi như đang vỗ nợ; vì các ngân hàng này đã ôm trọn 500 tỷ Mỹ kim, số tài khoản không có thể nào hoàn trái được. Song theo như Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho biết, các xí nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục để mượn thêm tiền, số tiền mượn này hiện chiếm tới 70% đối với tất cả các khoản nợ đã cho vay.
Các ngân hàng từ chối để cho vay nợ, giới kinh doanh tại tỉnh Tứ Xuyên phải dựa vào các nhà cho vay nợ không theo thể thức như các nhà cầm đồ và những loại cho vay như cá mập để gây vốn kinh doanh. Điển hình như là Liu Qinrong, bà này đã mượn tiền của bạn bè và người thân trong gia đình để ra xưởng chế thuốc Bắc năm 1992. Chỉ trong vòng hai năm, thuốc Bắc của xuởng này đã bán vượt hẳn đối thủ cạnh tranh loại siêu quốc doanh một số thuốc gấp năm lần. Đối thủ cạnh tranh do nhà nước cầm cán được chính quyền địa phương hậu thuẫn, nhoài ra còn được hưởng nhiều qui chế có lợi như việc lên danh sách trong thị trường chứng khoán để tạo thêm vốn. Họ Liu nhắc lại để nhớ đời "Chuyện này còn đắng cay hơn là các vị thuốc Bắc. Vị đắng của thuốc Bắc còn có thể trị bịnh. Còn vị đắng nhà nước chỉ làm người ta tức mà chết."
Mặc dầu đã bị cạnh tranh, công ty 300 nhân công của họ Liu vẫn bành trướng, chỉ dùng cái tài sản đáng giá 10 triệu Mỹ kim để mượn một khoản nợ nhỏ của ngân hàng. Nhưng việcï mượn được tiền ngân hàng này cần phải có biệt tài làm đỏm và điếu đóm.
Năm 2000, bà họ Liu đã mua lại hai cái xưởng ạch đụi của nhà nước, bà vay nặng tiền của một nhà địa ốc biết bà đang thu dụng hai xuởng này.
Những việc kết hợp làm ăn như thế là việc mua nguy hiểm: Năm ngoái hãng Qingrong đã bị bắt buộc phải đảm nhận khoản nợ 200 ngàn Mỹ kim của một trong những nhà hảo tâm. Nhận khoản nợ này bà Liu không khác gì cắn câu, nếu khoản nợ này bị đi đứt.

Bà Liu cho biết; "Bà đã cảm thấy ghê sợ. Nếu nợ được hoàn trái, chúng tôi phải ngưng việc sản xuất."
Có đi thì phải có lại trong sự kết hợp này, nó là việc vay tiền ít lãi hơn là vay nợ của các nhà cầm đồ đã trở thành thực thể trong việc cho muợn tiền để thương mại tại Trung quốc. Thủ đô Chengdu của tỉnh Tứ Xuyên là nơi vẫy vùng của 200 nhà cầm đồ thế chân. Xin các quí vị đừng nghĩ rằng những nhà này chỉ là nhà chứa các loại xe đạp rỉ xét hay cũ rích hoặc những chiếc TV ho lao. Với cái sàn lót gạch trang trí, chiếc sofa da mầu nâu, nhà cầm đồ Trung quốc Liu Jianjun tự giới thiệu là một nhà có khuynh hướng làm ăn tựa kiểu ngân hàng, mà thực đúng như thế. Mỗi lần mượn nợ để kinh doanhï, Liu Jianjun cho vay cả tiền triệu.
Một ngày trong tháng vừa qua, một chiếc xe Volkswagen còn mới đã đậu trước cửa tiệm cầm đồ này. Chủ của một công ty xây cất đã thế chiếc xe này để vay 10 ngàn Mỹ kim trong khoảng mười phút để trang trải việc chi tiêu. Ông chủ xây cất được biết nhà cầm đồ Jianjun tính 5,7 phân lời một tháng dù rằng hoàn trái rất nhanh. Đối với ủy ban nhà nước, việc làm ăn này hoàn toàn hợp pháp khi cả đôi bên đồng thuận. Mặc dầu trước đây các cán bộ đặt luật lệ và áp dụng luật lệ đã từng trấn áp những tay xã hội chìm chuyên cho vay tiền nặng lãi (Các tay này thuờng có các tay anh chị chuyên đi thu các khoản nợ không chịu trả). Chính quyền Trung quốc cho phép mở các nhà cầm đồ có thế chân, vì rằng không có những nhà cầm đồ cho vay nợ, các tiểu doanh không có cách nào có thể xoay sở ở đâu ra tiền để kinh doanh.
Ông chủ Jianjun của nhà cầm đồ cho biết : "Các ngân hàng thường làm khó khăn và lấn cấn trong việc cho vay tiền. Còn việc làm ăn của chúng tôi lại đang bùng ra."
Song không phải đều qui tột cho tất cả các ngân hàng tại Trung quốc. Các thể chế cho vay tiền đang du nhập các kỹ thuật tân kỳ để áp dụng cho các con nợ tư nhân, các thể chế là các hạng tài phiệt của thế giới. Các tài phiệt này cũng có thời gian gặp khó khăn trong việc cung cấp tín dụng cho loại doanh gia làm ăn theo trực giác hay kinh nghiệm riêng của. Chỉ có một điều là chính quyền Trung quốc ấn định lãi trần của các ngân hàng là 6,6 % hàng năm, số phân lãi này chỉ đủ để bù đắp vào những khoản nợ thất thâu. Phân lãi này cũng ngăn cản việc chấp nhận các hợp đồng bán hàng hay dùng trị giá hàng trữ kho có liên hệ tới việc vay vốn, được dùng để thế chân, thường ra các tiểu doanh làm gì có thứ tài sản nổi cụ thể như nhà đất hay máy móc để thế chân.
Vả lại, cho các tiểu doanh cũng có cái khổ. Nhiều chủ của tiểu doanh tới ngân hàng vay tiền bằng loại sổ kế toán làm theo con toán của lớp tiểu học với sự bịp bợm theo kiểu kế toán của công ty Enron tại Hoa kỳ, hầu như khó có thể nào định được trị giá để cho vay tiền.
Ông Liu Binbin đã từng nhìn thấy tất cả những chuyện này qua người trưởng phòng chuyên cho vay tiền của ngân hàng CCCB của thị xã Chengdu, một trong hàng trăm ngân hàng như thế được cho thành lập cách đây vài năm khắp Hoa lục chỉ chuyên cho các tiểu doanh vay nợ. Chủ nhân của hãng làm cải muối đã tới văn phòng ông Binbin mới đây với sổ kế toán là một mảnh giấy gấp tư bỏ tuí áo khỉ. Còn những tiểu doanh vay tiền khác mang đặt lên bàn giấy của ông Binbin một chồng biên lai thu tiền thay vì một bảng cân đối về kế toán doanh thu.
Ông Binbin cho biết thường ra cũng có tiểu doanh lập hai hay ba cuốn sổ kế toán : "Họ cho rằng chúng tôi muốn cho vay, cứ việc theo sổ kế toán của họ, tự ý giám định và tính ra số tiền có thể cho vay." Phần lớn các tiểu doanh này có trí nhớ phi thường và tính nhẩm như chớp, họ nhớ giá vốn từng món của cả ngàn loại hàng; khách hàng mà cả để trả giá và họ tình nhẩm ra và biết được là họ đã được lời bao nhiêu theo sở hụi từng ngày (daily overheads).
Các nhà lập luật cho nền công nghiệp của Trung quốc đã công nhận phải để cho vốn luân lưu tự do trong khu vực tư nhân, nếu như Trung quốc muốn động năng kinh tế vẫn tiếp tục phát sinh. Chính quyền Bắc Kinh khuyến khích mở thêm các nhà cho mượn nợ như ngân hàng CCCB để tăng lãi xuất năm nay.
Hồi tháng giêng Trung quốc đã cho áp dụng luật mới để khuyền khích các tiểu và trung doanh (SME), mở ra cả loạt mạng văn phòng bảo kê tín dụng khắp nơi trong nước để tài trợ các xưởng làm hàng. Kết quả cho phép chính quyền đứng chung ký tên với người vay nợ trước các ngân hàng được quyền mở tín dụng. Các cán bộ Trung quốc đã biết sợï, nếu như công ty bị đóng cửa, có cả loạt công nhân thất nghiệp nổi lên để làm loạn xã hội.
Vụ này không hẳn là vụ cá biệt. Ông Yan Guosong, tổng giám đốc của sở đại diện bảo kê về vay nợ, tính phỏng ra có trên nửa số tiền nợ cóø chính quyền đứng đằng sau đều nằm trong các xí nghiệp quốc doanh.
Ông phải than lên : "Chính quyền trung ương tạo ra việc bảo kê để giúp tiểu doanh, cuối cùng dù có thế nào đi nữa, số tiền cho vay cũng lọt vào các xí nghiệp quốc doanh."
Có cái khó khăn nào trong việc cắt hẳn kiểu đầu tư tiền sả láng của xí nghiệp quốc doanh để chuyển tiền đầu tư cho các xí nghiệp tư nhân" Cái khó khăn đó chính là sự lo sợ của chính quyền về việc nổi dậy có gốc xã hội. Số việc làm tạo ra tại Trung quốc hiện giờ chỉ đủ để giải quyết các đoàn quân thất nghiệp do các xí nghiệp quốc doanh thải ra vì thua lỗ, sự nổi giận của số công nhân bị sa thải và mối họa bất ổn lớn nhất hiện đang dình dập tại Trung quốc.
Tỉnh Tứ Xuyên đã cho nhìn thấy cái thực trạng lộn xộn này: Hồi tháng sáu, việc giao thông tại Chengdu đã bị khựng lại trong hai vụ, vụ nhân công xuống đường vì không trả lương cho họ, vụ tháng chin có 800 công nhân của công ty lọc dầu nhà nước lãnh khoản tiền cho thôi việc quá nhỏ đã làm dữ.
Trên thực tế, chuyển sang kinh doanh tự do vẫn là con đuờng dài phải đi- trong khi chính quyền Bắc Kinh bị thất bại để ủng hộ các tư bản quan trọng nhất của Trung quốc như các tiểu doanh gia và các công ty tư nhân có khả năng để tạo ra cả hàng loạt công ăn việc làm.
Thời gian có hạn "Nếu khuynh hướng này không thay đổi, Trung quốc sẽ gặp nạn công nhân khủng hoảng trong năm năm tới," theo sự cảnh báo của kinh tế gia Min Tang đứng đầu trong Ngân hàng Phát triển Á châu tại Bắc Kinh.
Đúng ngay trong lúc này, ông Tang Limin, giám đốc của văn phòng khuyến khích đầu tư của tỉnh Tứ Xuyên tuyên bố xanh rờn:
"Các xí nghiệp nhà nước vẫn được chính quyền Trung quốc bảo vệ. Chuyện sống hay chết của các công ty tư nhân là vấn đề riêng của họ."
Cán bộ sống nhờ có đảng, đảng không có dân ủng hộ thì chỉ là một đám thảo khấu trong một quốc gia như Trung quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.