Hôm nay,  

Solomon: Úc, Tân Tây Lan Di Tản Kiều Dân

09/06/200000:00:00(Xem: 5565)
WELLINGTON, New Zealand (KL) - Theo như tin của CP đã dựa vào tin của AP, dân có súng đã nhả đạn vào máy bay chở hai chính trị gia hòa giải Anh quốc đang chạy ra khỏi quần đảo Solomon, quần đảo hiện nay có hai phe tranh chấp đang đánh nhau dữ dội, có cả những xe chở đầy thiếu nhi vũ trang chạy khắp đường phố.
Các nhà chính trị gia Anh là Glenys Kinnock và John Corrie, cả hai đều là nghị viên của nghị viện Âu châu. Hai nghị viên này công du tới quốc gia nằm trong Thái Bình Dương tuần này với tư cách là những nhà hòa giải cho sự tranh chấp của dân trên đảo nằm trong quần đảo Solomon.
Nhưng cả hai nghị viên đã bị mắc kẹt trong một khách sạn trong thủ đô Honiara khi cuộc đánh nhau tăng lên dữ dội tại hòn đảo chính Guadalcanal trong quần đảo Solomon, hai nghị viên đã quyết định vác giò chạy trên chiếc phi cơ bao thuê ngày thứ ba.
“Khi chúng tôi đang được máy bay cho lăn bánh trên đường băng, có cả một đám tay súng nã đạn vô chúng tối,” theo lời của Corrie. “Một bộ phận nhỏ của máy bay bi hư, không hoạt động, chúng tôi phải quay lại trạm của phi cảng.”
“Nhưng lần thứ hai không có gì trở ngại,” theo như Corrie nói với BBC của Papua New Guinea. “Chúng tôi cho cất cánh và đã an toàn tới được Papua New Giunea. Ai nấy đều được vô sự.”
Không được biết phe nào đã bắn vào máy bay, lực lượng của Malaita hay Mặt trận Tự do của Istabu, dẫu sao cũng được biết Malaita (Malaita Eagle) chiếm giữ chu vi phi cảng trong lúc đánh nhau ngày thứ ba.
Kinnock là vợ của giới chức Liên minh Âu châu Neil Kinnock, bà cho biết tình hình hoàn toàn trở nên vô trật tự một cách mau chóng sau cuộc đảo chánh ngày thứ hai.
“Cảnh sát hình như phải nhượng bộ dân quân có súng của lực lượng Malaita dưới quyền của Andrew nori. Nhiều người mang loại súng tự chế chạy lung tung, đường phố bị phong tỏa, phi cảng bị đóng,” theo như bà Kinnock cho biết.
Dân Istabu bản xứ đã chiến đấu để đẩy dân Malaita ra khỏi đảo Guadalcanal, hòn đảo mà trước đây vào năm 1942-43 thủy quân lục chiến Hoa lần đầu tiên đánh nhau tơi bời với quân Nhật dòng dã bẩy tháng trường sau trận tấn công Trân Châu cảng.
Cuộc khủng hoảng chính trị đã bớt căng vào ngày thứ tư khi dân quân của đảo Malaita thả tự do cho Thủ tướng Bartholomew Ulufa’alu, không còn bị quản thúc và bãi bỏ yêu cầu đòi thủ tướng từ chức, nhưng cuộc bạo động trên đảo Guadalcanal lại nổi lên.

Dân quân đánh nhau chung quanh thủ đô ngày thứ tư, những người nước ngoài bị mắc kẹt, cho biết họ nhìn thấy các xe chở thiếu nhi vũ trang chạy loạn trong thành phố.
“Chúng tôi muốn nói tới chuyện lũ nhóc chừng 15 tuổi mang súng. Điều này hơi lo đấy,” theo lời của nhà buôn Derek Harvey, người Úc, ông cho biết dân quân không đe dọa người ngoại quốc.
Ông Harvey cho biết, ông đã lái xe tới phi cảng ngày thứ ba, nhưng phải quay về sau khi thấy các xe chạy tránh đạn do người núp trên các ngọn cây dừa bắn xuống.
Ngày thứ tư phát ngôn viên Nori của phe Malaita cho biết, lực lượng của anh đã từ chiếc tầu gắn súng của cảnh sát bắn vào phe đối thủ nằm trên bờ biển và làm 100 tên tử thương. Nori chi biết, đồng đội của anh đã đứng cách xa chỗ đó 20m và quan sát thấy.
Nori cho biết: “Không có ai là thường dân trong đó cả. Tất cả bọn chúng đều có vũ khí. Chúng không dự tiệc ngoài trời.”
Lời phát ra của Nori được xác nhân ngay. Phát ngôn viên của chính quyền Solomon và nhà cần quyền Tân Tây Lan loan tin, có một tầu gắn súng tấn công vào lúc sáng sớm, nhưng không nói tơi số bị tử thương.
Bộ trưởng Phil Goff của Tân Tây Lan, một quốc gia cách quần đảo Solomon 3700 km về phía đông nam, đã xía vô vào chuyện này và cho biết lời công bố của Nori hình như có tính chất phóng đại.
Tối thiểu có 50 người bị chết hay mất tích trong trận đánh nhau mới đây tại đảo Guadalcanal, và 20 ngàn người bị ép buộc phải chạy trốn ra khỏi nhà.
Trong khi đó, Australia và New Zealand đã ra lệnh cho các chiến hạm tới quân đảo Solomon để di tản kiều dân về nước, gồm 700 người Australia, 225 người New Zealand. Bộ Trưởng quốc Phòng John Moore cho hay trước sự suy sụp của tình hình và theo lời yêu cầu của cao ủy Australia ở Solomon, tàu Tobruk sẽ tới nơi trong buổi chiều Thứ 5. Chiến hạm Te Mana sẽ tới Solomon vào sáng Thứ 7. Bộ Trưởng Moore nói các kiều dân khác cũng nên nhân dịp này mà đi khỏi Solomon. Thủ Tướng Ulufa’alu của Solomon không chịu từ chức theo yêu cầu của loạn quân Malaita, mà chờ cuộc biểu quyết của quốc Hội, trong khi nhóm Malaita giao chiến với bộ tộc Istabu của đảo Gualdalcanal từ hôm Thứ Tư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.