Hôm nay,  

Người Việt Nhập Cư Hong Kong Cực Kỳ Gian Nan

5/9/200000:00:00(View: 5380)
HONG KONG (AP) - Cháu Đinh Thị Yến, 9 tuổi sinh ở Hong Kong, nói tiếng Quảng Đông rất thạo. Nhưng các bạn học của cháu vẫn không tha cho cháu để nhắc nhở nguồn gốc của cháu.
Cháu Yến học lớp hai, cháu nói: “Mấy đứa học sinh khác đánh cháu vì cháu là người Việt Nam”.
Yến sinh trưởng ở trại tị nạn Pillar Point, có kẽm gai rào xung quanh, gần dẫy kho chứa hàng nhơ bẩn và một bến tầu ở một góc hẻo lánh của Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong sẽ đóng cửa trại này ngày 31-5, và sẽ bắt buộc khoảng 1,100 thuyền nhân Việt Nam phải gia nhập xã hội phức tạp của Hong Kong sau khi cho họ được quyền cư trú. Họ phải nhập luồng chính của lãnh địa này, nổi tiếng là nơi giá thuê nhà cắt cổ và người không có tay nghề kiếm việc rất khó khăn.
Chính quyền Hong Kong gọi việc đóng của trại tị nạn là một “giải pháp nhân đạo”, nhưng đối với thuyền nhân và các con cái của họ sinh ra ở đây, họ không có mái nhà nào khác ngoài cái trại này.
Brenda Ku, người đại diện Caritas-Hong Kong cơ quan từ thiện Công giáo ở trại này nói: “Họ hội nhập được với xã hội này là tốt. Họ sẽ hoan nghênh biện pháp của chính quyền ở đây nếu không có những vấn đề tài chính làm họ khổ sở”.
Năm 1991, gia đình chị Phan Thị Vân phải cầm cố 6 chiếc nhẫn vàng để trả chuyến vuợt biên dài 20 ngày ngoài biển trên một chiếc thuyền đánh cá mỏng manh với 40 thuyền nhân khác.

Vân đã bị giam vì thuộc loại tị nạn kinh tế, tức di dân bất hợp phap, nhưng trước khi chị bị trục xuất chị đã kịp thời lấy một người chồng là dân tị nạn chính trị nên chị được quyền ở lại.
Năm nay 30 tuổi, chị Vân nói chị và 3 đứa con - từ lên 1 đến lên 6 - sau khi rời khỏi trại chỉ còn biết trông cậy ở tiền kiếm được của chồng. Anh này làm công nhân xây dựng bán thời gian. Nhưng vấn đề chính là gia đình chị Vân không biết sống ở đâu.
Trên bảng thông cáo của trại vẫn có sẵn một loạt những thông tri về công việc làm lương thấp ở các khu xây dựng hay trong nhà máy cùng những căn phòng chung cư cho thuê nhỏ xíu. Thế nhưng tiền lương chỉ đủ trả tiền thuê nhà ở. Công nhân nhà máy được lương khoảng 500 đến 1,000 đô la HK một tháng, nhưng tiền thuê căn phòng một giường ít nhất là 1,000 đồng một tháng ở khu trong thành phố. Còn ở vùng ngoại ô xa tiền muớn phòng chung cư nhỏ cũng phải mất 500.
Chồng của chị Vân đi làm mỗi ngày đem về được 230 đồng, nhưng cả tháng anh chỉ có việc làm trong 4 hay 5 ngày.
Dân tị nạn Việt Nam được hội nhập không phải chỉ lo về tài chính. Nạn kỳ thị trắng trợn đối với di dân Việt Nam cũng như đối với các di dân khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ là chuyện thường xẩy ra ỡ Hong Kong. Di dân than phiền các kẻ bán hàng hành động thô bạo còn báo chí địa phương đem họ ra làm trò cười.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Moenchengladbach: Van Ri Nguyen từ Moenchengladbach đã rời Việt Nam cộng sản vào năm 1981 như một người tị nạn trên thuyền với vợ và lúc đó với bốn người con. Kể từ đó anh đã tìm được một quê hương mới ở Đức.
Hôm Thứ Hai, 31 tháng 8 năm 2020 Hoa Kỳ nói rằng họ đã và đang thiết lập cuộc đối thoại về kinh tế song phương với Đài Loan, một sáng kiến mà họ nói là nhằm tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ với Đài Bắc và hỗ trợ cho nước này trong cuộc đối diện với áp lực gia tăng từ Bắc Kinh, theo Reuters cho biết.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã gửi “lời chúc ấm áp” tới đối tác Belarus kiên trì Alexander Lukashenko của ông hôm Chủ Nhật, 30 tháng 8 năm 2020, trong khi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đã tụ tập tại Minsk và một đoàn xe tăng quân sự đã được thấy có mặt trong thành phố, theo bản tin của CNN cho biết.
Hàng chục nghìn người đã biểu tình chống lại chính sách corona của chính phủ Đức vào thứ Bảy tại Berlin. Tổng cộng có khoảng 35.000 đến 38.000 người đã đến các cuộc họp ở Berlin-Mitte và tại Cột Chiến thắng (Siegessaeule), như Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết. Đầu bếp thuần chay Attila Hildmann, được biết đến như một người theo thuyết âm mưu, đã bị bắt trong một cuộc đụng độ bạo lực trước đại sứ quán Nga. Một cuộc biểu tình vào buổi trưa đã bị phá vỡ vì đã không giữ được khoảng cách tối thiểu.
Hôm Thứ Sáu, 28 tháng 8 năm 2020, Thủ Tướng Nhật Abe, 65 tuổi, đã tuyên bố ông sẽ từ chức thủ tướng được xem là tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản vì lý do sức khỏe. Abe đã được bầu làm thủ tướng nhiệm kỳ hai vào tháng 12 năm 2012, sau khi phục vụ nhiệm kỳ một từ năm 2006.
Thủ tướng Angela Merkel (CDU) muốn các sự kiện lớn như lễ hội dân gian, sự kiện thể thao lớn với khán giả, các buổi hòa nhạc lớn hơn, lễ hội hoặc lễ hội làng bắn súng (Dorf- Schuetzenfeste / Village shooting festival) vẫn bị cấm cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra lệnh trừng phạt cấm các cá nhân và công ty Trung Quốc có liên hệ đến việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tại Biển Đông vào Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 8 năm 2020.
Cảnh sát Berlin đã cấm cuộc biểu tình lớn chống lại chính sách Corona và các tuần hành khác được lên kế hoạch cho thứ Bảy này. Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết với nhóm người tham gia dự kiến ​​sẽ có những hành vi vi phạm sắc lệnh chống lây nhiễm hiện tại.
Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển (ITLOS) vừa có một thẩm phán mới là đại diện của TQ trong nhiệm kỳ 2020-2029 mà Hoa Kỳ trước đó ví von chẳng khác nào bầu một anh đốt nhà làm điều hành cơ quan cứu hỏa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 25 tháng 8 năm 2020.
Không có cờ EU nào được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Belarus. Tuy nhiên, Moscow nhận thấy nguy cơ Minsk có thể quay lưng lại với Nga với phong trào dân chủ. Điện Kremlin rõ ràng đang định vị chính mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.