Hôm nay,  

Mỹ: 1/3 Nữ Lực Sĩ Sinh Viên Mắc Chứng Rối Loạn Ăn Uống

12/02/200600:00:00(Xem: 5389)
USA TODAY.-- Kimiko Hirai Soldati, nhà bơi lặn Thế vận hội 2004, hồi tưởng rất rõ lúc cô bắt đầu mắc chứng háu ăn. Khi cô thuyên chuyển từ Tiểu Bang Colorado đến Trường Đại học Indiana, và đến một ngày cô bỗng nhận ra rằng mình ăn quá nhiều. Và vì thế mà cô mập lên.

Cô đã chiến đấu bí mật với chứng háu ăn trong hơn một năm rưỡi, luôn hỗ thẹn và bối rối, trước khi cô tìm ra một nhà tâm lý học, chuyên môn về chứng ăn uống rối loạn.

Theo một cuộc nghiên cứu, khoảng 1/3 nữ lực sĩ ở trường đại học bị mắc chứng bệnh này. Mặc dù nhiều cơ hội đã mở ra cho phụ nữ kể từ Title IX of the Education Amendments of 1972 cấm phân biệt giới tính trong các trường học để nhận tiền của liên bang, các trường đại học báo rằng sự tăng gia số lượng các đấu thủ quá chú trọng đến hình thể bên ngoài, dẫn đến ăn uống lộn xộn, cuối cùng đưa đến trạng thái tâm lý chán nản, phiền muộn.

Đối với một số người, sự rối loạn ăn uống xảy ra vì vấn đề tình cảm, theo B. Timothy Walsh, một giáo sư tâm thần học tại New York Psychiatric Institute/Columbia University và là tác giả của cuốn sách "If Your Adolescent Has an Eating Disorder." Nhưng đối với một số người khác, căn bệnh này phát triển có vẻ như không phải bắt nguồn từ ảnh hưởng tâm lý.

Ít nhất 1/3 nữ lực sĩ bị chứng rối loạn ăn uống, theo kết quả nghiên cứu vào năm 1999 của Craig Johnson, làm việc tại Laureate Psychiatric Clinic and Hospital ở Tulsa và một nghiên cứu khác hồi năm 2002 của Katherine Beals, hiện đang làm việc tại Trường Đại học Utah, Salt Lake City.

Cuộc nghiên cứu vào năm 2002 trên 425 lực sĩ sinh viên đại học, 43% cho biết họ rất sợ mập, và 55% luôn bị đặt trong áp lực phải tăng ký hoặc giữ nguyên trọng lượng hiện có. Phần lớn nói rằng áp lực đó là tự thân, nhưng nhiều người cảm thấy áp lực nặng nề đó đến từ huấn luyện viên và đồng đội của họ.

Khoảng 2 đến 3% nữ lực sĩ sinh viên Đại học bị chứng mọc nhiều lông, được chẩn đoán là do ăn uống rối loạn. Một vài trường hợp ngược lại, như Christy Henrich, cựu vận động viên điền kinh thế giới, bỗng trở nên biếng ăn và chết ở tuổi 22 vào năm 1994 sau thất bại trong một trận thi đấu đa năng. Trọng lượng của cô lúc đó không quá 50 cân.

Nữ đấu thủ Bonci kể, cô đã nhận được một cú phôn đầy tuyệt vọng của huấn luyện viên một trường Đại học tại Pennsylvania. Ông ấy muốn cô đến nói về sự quan trọng của việc ăn uống mang lại sức khỏe cho đội nữ vận động viên chạy đua toàn quốc, vì họ đã thách nhau trong bữa ăn tối, xem coi ai ăn ít nhất. "Một số nữ đấu thủ đã phải chạy 70 dặm một tuần lễ nhưng chỉ ăn một củ cà rốt nhỏ trong một bữa ăn," Bonci nói. Với ông, đó là một điều khủng khiếp.

Một lần khác, cô làm việc với các nữ cầu thủ bóng tròn của trường đại học được lệnh phải tập dợt ba tiếng đồng hồ mỗi ngày và rồi họ được chuyển đến trung tâm huấn luyện tốt hơn và tiếp tục tập dợt ba tiếng đồng hồ nữa.

'Một lực sĩ ăn uống lộn xộn sẽ không coi thức ăn là một thứ năng lượng giúp cơ thể phát triển, tất nhiên là loại trừ năng lượng và mập phì."

Những người ăn uống lộn xộn thì chắc chắn là thức ăn đó không mang lại lợi ích gì cho cơ thể, Dorfman, chuyên gia dinh dưỡng thể thao của trường Đại học Miami nói. Họ thường hay ngắm chính mình trong bộ trang phục. Họ muốn siết nhỏ cái bắp vế. Họ không muốn phô cái bụng ra. Họ nhìn người khác trong đội và tự so sánh mình với người đó."

Điều đó làm cho họ không còn thoải mái và đánh mất mục tiêu giành chiến thắng trong hoạt động thể thao của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.