Hôm nay,  

Timor Trúng Độc Đắc Nhờ Mỏ Dầu Đáy Biển

14/04/200000:00:00(Xem: 4746)
SYDNEY (KL) - Theo như tin của David Lague, một nhà báo chuyên về các vấn đề quốc tế, Timor của Nam dương có mỏ dầu.
Một Đông Timor được độc lập, xứ này sẽ có pháp quyền để tái thương lượng Thỏa ước Kẽ Biển tại vùng Timor và thắng thế để thu nhập tổng lợi tức trong việc khai thác mỏ dầu và khí đốt, theo như nhà chuyên về luật pháp công nghệ dầu mỏ cho biết.
Các điều khoản trong cái thỏa ước có thể xét lại giữa Úc Đại Lợi và Nam dương đang xắt đáy biển có mỏ dầu và khí đốt thành từng mảnh để chia nhau khai thác. Những mảnh này hiện nay được Thẩm quyền Quá độ của LHQ (UN Transitional Authority) tại Đông Timor tạm thời dàn xếp, nhưng chính quyền mới tại Dili phải có quyền để tái thương lượng hải biên với Úc Đại Lợi.
Đông Timor nghèo khó có thể được chia để huởng hàng tỷ Mỹ kim thu nhập trong việc khai thác đáy biển này.
Thỏa ước ký năm 1989, thỏa ước này đã được công nhận chiếu theo Qui ước Quốc tế của Hải Luật. Theo như qui ước quốc tế đã định, hai quốc gia nằm trong biệt khu kinh tế và cách nhau chưa tới 400 hải lý, ranh giới này là lằn ranh nằm ngay chính giữa cách đều duyên hải của hai quốc gia.
Nếu chính quyền mới tại Dili thành công trong việc vạch lại ranh giới vào đúng chính giữa, nước Úc sẽ được hưởng phần chia lợi tức của Kẽ Biển Timor nhờ rơi trong phần lãnh thổ của Đông Timor.
Ông Geoffrey McKee là nhà tư vấn về dầu khí kiêm phân tích gia của Kẽ biển Timor, ông tin rằng khi một quốc gia mới được sinh ra, sự thương lượng để khai thác sẽ rõ ràng hơn.
“Tất cả những điểm chúng tôi nghiên cứu đã đi tới thực thể được giải quyết bằng những tiêu chuẩn quốc tế để chuyển quyền cho Đông Timor. Tôi nghĩ rằng việc này phải do trọng tài quốc tế đứng ra phân giải. Khi có trọng tài quốc tế, Đông Timor không có thể nào mất phần.”
Ông Jeffrey Smith là một luật gia Canada, cũng là nhà hải dương học, trong cuộc tranh cãi về pháp lý ông đã thiên hẳn về Đông Timor để cuộc thương thảo có lợi hơn cho Úc Đại Lợi. Ông đã cho xuất bản tập tài liệu pháp lý về tư cách của Đông Timor trên vùng biển, ông đã cho rằng hải biên mới phải là lằn ở ngay chính giữa.
Chính quyền Úc Howard và công ty dầu đã lo sợ để bảo vệ lối dàn xếp hiện nay để khai thác tài nguyên của Kẽ biển Timor đang nằm trong thời kỳ chuyển hoán.

Phát ngông viên của bộ ngoại giao Úc là ông Downer, ngày hôm qua 12/4 đã tuyên bố, chính quyền Úc hài lòng những lối giàn xếp sẵn có, còn về tương lai, thoả hiệp này đang được cho cứu xét (active consideration).
Viên chức cao cấp của Hiệp hội Úc và Đông Timor là tiến sĩ Andrew McNaughtan đã công bố ngày 12/4, chuyện này tùy thuộc vào chính phủ tương lai của Đông Timor quyết định muốn thương lượng với Úc như thế nào về Kẽ biển Timor, nhưng hiện nay chỉ có thể đồng ý trên hải biên theo ngày xưa.
Ông McNaughtan cho biết: “Thỏa uớc về Kẽ biển Timor là một bằng cớ trưng ra, phó sản của Nam dương dùng để xâm lấn bất hợp pháp và nới rộng sang lãnh thổ Đông Timor mà Úc đã thông đồng với chính quyền tại Jakarta.”
Theo nguồn tin của các công ty khai thác dầu, họ có những dự án khai thác 24 năm tại công trường Bayu-Undan, các dự án này giúp cho chính quyền thu nhập về dầu không thôi đã có cả 5,2 tỷ Mỹ kim
Theo như sự dàn xếp hiện nay, số thu nhập này được tách đều làm hai, một nửa cho Úc và một nửa cho Đông Timor.
Tập đoàn khai thác dầu do công ty Phillips Petroleum cầm đầu đã công bố hồi năm ngoái, công ty đã cho khai thác trước để tiên khởi phát triển công trường này.
Những người chỉ trích thỏa ước Kẽ biển Timor cho biết, Úc đã được chính quyền Jakarta mở lòng quảng đại để Úc cai quản Đông Timor, nhưng Nam dương đã cứng rắn lại sau khi nhượng bộ quá nhiều trong việc thỏa thuận lãnh hải.
Những nhà chỉ trích này cho biết cái thoả hiệp phức tạp này có sự dàn xếp ăn chia, chứng tỏ đôi bên đã không chịu đồng ý với nhau về biên hải.
Sau khi tiên khởi lên án thỏa hiệp, các lãnh tụ Đông Timor đã cam đoan với công ty khai thác dầu và chính phủ Úc Đại Lợi rằng họ cứ cho khai thác chiếu theo các đuờng lối dàn xếp có sẵn, trong khi Đông Timor lại do LHQ kiểm soát. Nhưng có dấu hiệu cho thấy các lãnh tụ này lại muốn lập lại thương lượng về ranh giới khi họ bắt đầu cho lập lại nền kinh tế lạc hậu của quê nhà (homeland).
Song trong cái giai đoạn giao hoán tế nhị này, các lãnh tụ không dám phản kháng chính quyền Canberra hay đe dọa công ty khai thác dầu đã vơ vào số lớn tiền thu nhập trong việc khai thác vùng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.