Hôm nay,  

Quận Cam 25 Năm Với Tình Cờ Little Saigon

24/04/200000:00:00(Xem: 5611)
WESTMINSTER, Calif. (AP) - Vừa đúng 25 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, một phần trong Quận Cam, California, đã được chuyển hóa bởi người Việt tị nạn từ những mảnh đất trồng đậu và các cửa tiệm trống vắng để thành một cộng đồng sinh động với tên gọi Little Saigon.
Bây giờ, Quận Cam, phía Nam Los Angeles, là nơi cư trú của cộng đồng VN hải ngoại lớn nhất - 300,000 người trong tổng số 1.4 triệu người Việt đang sống tại Mỹ.
Nhưng Little Saigon đã chỉ lập nên một cách tình cờ.
“Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch to lớn nào hết,” theo lời nghị viên Tony Lâm, 64 tuổi, của Westminster, người Mỹ gốc Việt đầu tiên trúng cử vào chức vụ dân cử Hoa Kỳ. “Chúng tôi chỉ tìm cách để sống sót, điều hành cơ sở kinh doanh của chúng tôi và nuôi gia đình. Little Saigon đột nhiên xuất hiện. Tất cả chúng tôi đều muốn có một chút gì để nhắc nhở về những gì chúng tôi bỏ lại ở quê nhà.”
Và họ có cả: các chùa Phật Giáo và tăng ni; phụ nữ đội nón lá lựa chọn rau quả ở các sân đậu xe; mùi phở bay từ các tiệm, và cả bánh cuốn; thanh niên ngồi nhấp cà phê ở các tiệm vỉa hè ban đêm; các bảng hiệu Việt Ngữ và Anh Ngữ.
Vào cuối tuần, nhà thờ Công Giáo, chùa Phật Giáo và các trrung tâm cộng đồng biến thành trường học nơi bọn trẻ, sau cả tuần lễ ngồi học văn hóa Mỹ, tới học đọc và viết tiếng Việt và duy trìn di sản văn hóa VN.
Chính phủ Mỹ thoạt tiên cũng không có ý tập trung dân Việt, khi tìm cách định cư 140,000 dân di tản Đông Dương ra khỏi Nam Việt Nam. Chính phủ Mỹ đã trải rộng họ khắp Hoa Kỳ, từ Pennsylvania tới Nebraska tới Alabama.
Nhưng tình hình đổi mau chóng khi người Việt tìm về nơi ấm áp hơn và tìm về với nhau. Các nơi như Quận Cam, và San Jose, California; Houston, Texas; và Arlington, Va., trở thành điểm hẹn.

“Bất kể họ khởi đầu ở đâu, đợt di dân thứ nhì bắt đầu gần như tức khắc. Đó là trực giác loài người muốn gần nhau,” theo lời sử gia Douglas Pike, giám đốc nghiên cứu ở Vietnam Tech tại Đại Học Texas Tech U.
Và bất cứ nơi nào họ tới, các di dân biến thành doanh gia đã làm hồi sinh những vùng thành thị có giá thuê đất rẻ: phố Midtown ở Houston, phố Argyles ở Chicago, và Tenderloin ở San Francsisco.
Sự đồng hóa mau chống của những đợt di dân tới sau và đông hơn đã được trợ giúp bởi mạng lưới tương trợ đã có sẵn, theo lời GS Nguyễn Ngọc Bích, giám đốc Đài Á Châu Tự Do.
Và từ cộng đồng này, nhiều triệu phú mới đã xuất hiện, như doanh gia Trần Dũ, 59 tuổi, người làm việc 18 giờ/ngày để tiết kiệm và dọn từ San Diego về Quận Cam và rồi mở siêu thị lớn đầu tiên của Little Saigon trong năm 1988. Bây giờ ông làm chủ 3 siêu thị, 4 tiệm ăn, một nhà kho phân phối và 3 điểm bán phone di động.
Trong khi đó, VN đã mở bớt xiềng CS và mở cửa. Khoảng 280,000 Việt Kiều về thăm nhà hay làm ăn hồi năm ngoái - tăng từ mức 87,000 người năm 1992. Việt Kiều đã bơm về 1.1 tỉ đô la năm 1999, tức 3.8% tổng sản lượng quốc dân VN, theo con số chính thức.
Từ năm 1992, Mai Khanh Tran, 34 tuổi, một bác sĩ nhi khoa tại Fountain Valley, Calif., đã thường xuyên về chữa bệnh tại các miền quê VN. Cha của bà giận dữ tới nổi không nói chuyện với bà trong một thời gian.
“Mấy năm trước, người ta còn không chịu cứu trợ nhân đạo cho VN ngay cả khi có thiên tai, bởi vì họ nói thế là hỗ trợ nhà nước CS. Nhưng khi trận lụt lớn xảy ra năm ngoái, tôi nghe người ta lên đài radio và nói ‘Hãy gửi tiền về VN.’ Tôi thấy đó là tiến bộ,” theo lời bà.
Cảm xúc chính trị đã bùng nổ ở Little Saigon năm ngoái, khi Trần Trường treo cờ máu và ảnh Hồ; Cộng đồng biểu tình liên tục cả 2 tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.