Hôm nay,  

Đất Hẹp, Dân Đông, Việc Ít: Tq Sẽ Lập Các Siêu Đô Thị

3/14/200100:00:00(View: 4643)
BEIJING (KL) – Theo tin của Reuters – Các nhà làm kế hoạch tại Trung quốc đang mơ tới các siêu thành phố (mega-city), thành phố chứa được dân số cả triệu người.

Các thành phố này có dân số cỡ của nguyên một quốc gia, to lớn đủ để nuốt 30 triệu dân như Canada một cách dễ dàng hay ép lại 45 triệu dân như xứ Nam Hàn. Một mạng lưới thành thị đang mọc lên tại cách cánh đồng duyên hải và châu thổ của dòng sông như hiện nay sẽ thu hút một dân số lớn cỡ trên 281 triệu người tại Hoa kỳ vào buổi tân tiến.

Những con quái vật thành thị này không còn là chuyện mơ tưởng. Nhà cửa sẽ cần thiết để cung ứng cho số dân sẽ gia tăng 10 triệu người một năm cho chục năm tới, con số này tiến tới 1,6 tỷ người vào năm 2050 theo như con số hiện nay là 1,25 tỷ người. Từng năm một cho 20 năm tới, Trung quốc sẽ cần phải tìm việc làm cho 12 triệu người dân thơn quê không có việc làm, bằng vào một số khảo cứu về Trung quốc. Cách ít tốn kém nhất và có hiệu quả nhất là cho việc này là cho mở rộng các thành thị hiện nay và lập ra những đô thị mới thực vĩ đại.

“Cách tiết kiệm nhất để tạo ra hạ tầng cơ sở, nhà cửa, công ăn việc làm và khống chế môi sinh cho các thành phố rộng lớn là những điều không thể có truớc kia thì bây giờ có thể thực hiện được một cách tiết kiệm hay kinh tế,” theo như lời của Andy Xie, nhà kinh tế đứng đầu của Morgan Stanley Dean Witter tại Hong Kong.

Áp lực dân số đã đạt tới điểm bùng nổ. Trung quốc có dân số lớn gấp bốn lần dân số của Hoa kỳ, nhưng lại chỉ co một nửa dân số là có đất có thể sinh sống.

Lợi tức tại vùng thôn quê đang tụt xuống. Cuộc nổi loạn của các nông dân công phẫn xẩy ra thường. Phỏng tính có 200 triệu người dân nông thôn đang rời chỗ ở, lao động thôn quê thặng dư đang lần mò vào các thành phố để kiếm việc trong các nơi có công trình xây cất và trong các nhà máy. Công tác đô thị hóa đã trở thành mối ưu tiên cho các nhà cầm đầu tại Trung quốc hiện đã bị ám ảnh về viễn tượng bất ổn của một khối khổng lồ dân thôn quê.

Trong phiên họp hàng năm tại Quốc hội Trung quốc mở ra trong tuần vừa qua, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã kêu gọi xây cất thành phố để tạo ra các cơ hội có công việc làm và có nguồn thu nhập cho các nông dân. Dai Junliang, một giới chức của Bộ Nội Vụ, dự đoán có 40 đô thị mới sẽ mở ra từng năm cho hai chục năm tới cho tới khi có được 750 triệu người sinh sống trong các vùng thành thị.

Các con số chính thức cho rằng dân số tại thành thị hiện giờ là 390 triệu người, nhưng các chuyên cho biết con số này gần tới 455 triệu người.

Đối với Xie, càng lớn càng tốt hơn khi đã thành đô thị. Xie đã lý luận, các nền kinh tế khổng lồ theo mức thang sẽ cho phép Trung quốc phải lập ra một hạ tầng cơ sở tiền tiến, nếu không sẽ không thể có được. “Viễn thông sẽ đạt tới mức chưa bao giờ nhìn thấy như trước kia, có một hệ thống vận chuyển tiền tiến siêu đẳng,” theo như Xie cho biết.

Tất cả việc xây cất này cùng với việc tạo ra việc làm nơi thành thị sẽ làm trụ cột trong việc tăng trưởng nền kinh tế của Trung quốc cho chục năm tới.

Mặt thắng lớn khác sẽ là môi sinh. “Các kỹ nghệ tại thôn quê ở rải rắc khắp chốn đã tạo ra những vùng ô nhiễm nặng nề,” theo như lời của Songsu Choi, nhà kinh tế đô thị quan trọng làm việc với Ngân hàng Thế giới tại Washington.

Zhou Yixing, một giáo sư địa dư tại đại học Bắc Kinh, hình dung ra những vùng đô thị cài vào nhau hay một thành phố đông dân cư cả hàng triệu người ngốn các thành thị và các thị trấn trong một vùng rộng bát ngát. Một thánh phố như thế là dựa vào các thành thị phía bắc của Bắc Kinh và Thiên Tân, mỗi thành phố này có dân số trên 10 triệu người, nằm cách xa nhau 110km.

“ Bắc Kinh thì thiếu đất trồng trọt được cũngkhôn có một cảng nào, còn Thiên Tân lại có cả hai. Nối vào Thiên Tân sẽ làm cho Bắc Kinh mạnh hơn,” theo như lời của Chu Dung Cơ. Thượng Hải sẽ thành như một thành phố đông dân và lớn nhất tính theo diện tích và dân số, họ Chu đã tiên đoán để mở rộng miệng của sông Dương Tử.

Vùng đồng bằng của sông Trân Châu (Pearl River) gồm có các thành thị của Hong Kong, Shenzhen và Zhuhai sẽ trở thành một thành phố thiên nhiên đông dân cư vào hàng thứ ba. Họ Chu cho biết, sau là cho phát triển vùng đô thị đông bắc nằm dài từ Dalian tới Shenyang trong tỉnh Liaoning.

Dẫu sao chính phủ muốn cho mở mang nội điạ nghèo khổ như là một phần được gọi là kế hoạch đại triển cho vùng Tây vĩ đại, các nhà địa dư và các nhà kinh tế đồng ý và cho biết chưa bao giờ có sự bắt kịp với miền duyên hải giầu có như thế.

“Vùng phía Tây không có đườngï kết nối tốt lại còn không có bến cảng. Tất cả các trung tâm thành phố lớn sẽ nằm tại duyên hải.”

Xie đồng ý, cho thên di dân của vùng phía Tây vào các vùng duyên hải sẽ trở thành có vấn đề. “Còn có gì nữa, trường hợp dân số tại vùng đó giảm đi, bởi vì chính mắt chúng ta đã thấy sự dân đi ra khỏi vùng này,” theo như lời của Xie.

Bất cứ kinh doanh hay phát triển kinh tế nào cũng cần phải có sơ khởi như vốn, phương tiện (máy móc), đất đai, nhân công và đường giao thông, kế đó là kỹ thuật và tài quản lý.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), cũng như các đối tác của họ tại Anh và Canada, tất cả đều nói hôm Thứ Năm, 16 tháng 7 năm 2020 rằng họ đang chứng kiến các nỗ lực liên tục bởi các tin tặc Nga để xâm nhập vào các tổ chức đang làm việc đối với thuốc chích ngừa vi khuẩn corona trong tương lai, theo bản tin của Đài NPR cho biết. Các cơ quan tình báo Tây Phương nói rằng họ tin là các tin tặc là một phần của nhóm được biết không chính thức là Cozy Bear của Nga. Các cơ quan tình báo gọi nó là APT29.
Trong tranh chấp về việc hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật trừng phạt chống lại China. Cùng với điều đó, China phải chịu trách nhiệm về "những hành động đàn áp" đối với người dân Hồng Kông, ông Trump nói trong khu vườn hoa hồng của Tòa Bạch Ốc. Luật pháp cho chính phủ China các công cụ mới hiệu quả để hành động chống lại các cá nhân và tổ chức "xóa sạch tự do của Hồng Kông".
Sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng tuyên bố chủ quyền biển của Bắc Kinh tại Biển đông và những nỗ lực để khẳng quyết sự chiếm cứ bất hợp pháp, khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ USS Ralph Johnson đã thách thức TQ thêm nữa với chiến dịch đi lại, theo bản tin hôm 14 tháng 7 năm 2020 của báo Business Insider cho biết. Hải Quân đã công bố nhiều hình hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 của khu trục hạm đi qua gần Quần Đảo Trường Sa có tranh chấp, và phát ngôn viên Hải Quân Mỹ xác nhận tàu chiến này đã thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải trong khu vực.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 đã ký luật để đưa ra các trừng phạt Trung Quốc trong đối phó với sự can thiệp của họ vào quyền tự trị của Hong Kong, theo bản tin CNBC cho biết. Trump cũng nói rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt việc đối xử ưu đãi mà Hong Kong đã được hưởng từ lâu nay. “Hong Kong hiện sẽ được đối xử giống như Hoa Lục,” theo ông Trump cho biết trong phát biểu dài tại Vườn Hồng của Bạch Ốc mà đã nhanh chóng chuyển từ việc thông tin về đạo luật sang nhiều vấn đề vận động tranh cử.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Thứ Hai, 13 tháng 7 năm 2020 đã tuyên bố bác bỏ chính thức “hầu hết” các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông, là hành động leo thang mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, theo bản tin của CNN cho biết. Mô tả hành động như là “việc làm mạnh chính sách của Hoa Kỳ,” người lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ khẳng quyết rằng “Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài biển hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, vì là chiến dịch bắt nạt để kiểm soát của họ.” “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông như đế quốc biển của họ. Mỹ đứng cùng lập trường với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên biển, phù hợp với các quyền và trách nhiệm của họ theo luật quốc tế,” theo ông Pompeo cho biết trong một tuyên bố dài.
Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo China (Trung Cộng) rằng luật an ninh đối với Hồng Kông sẽ gây căng thẳng lâu dài cho mối quan hệ với châu Âu. Chính phủ ở Bắc Kinh phải được nói rõ rằng nếu luật an ninh gây tranh cãi vẫn được duy trì, "tình trạng phẫn nộ hiện tại" sẽ không còn, Steinmeier nói hôm Chủ nhật trong "Phỏng vấn mùa hè" của đài ZDF. Thay vào đó, sẽ có "một sự thay đổi tiêu cực bền vững" trong quan hệ của China với châu Âu và các nước phương Tây khác.
Hàng trăm ngàn cư dân Hong Kong đã bỏ phiếu trong cuộc bầu sơ bộ ủng hộ dân chủ để chống lại luật an ninh mới của TQ được đưa ra vài tuần qua, theo bản tin của báo The Hill cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020. Gần 600,000 người đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu không chính thức, là cao hơn các dự kiến của những nhà tổ chức 170,000 cử tri, theo AP tường trình. Các nhà tổ chức báo cáo rằng 592,000 người đã bỏ phiếu trên mạng, và 21,000 người bỏ phiếu tại các thùng phiếu, theo Reuters cho hay.
Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 năm 2020, xác nhận rằng ông đã được báo cáo về tin liên quan đến Nga trả tiền cho Taliban, có vẻ thừa nhận rằng việc hỗ trợ của Nga đối với nhóm dân quân tại Afghanistan không phải là “tin vịt,” như TT Trump đã nói, theo bản tin của CNN cho biết. Tuy nhiên, ông Esper cũng nói rõ rằng ông đã không thấy tin tình báo chứng thực rằng lính Mỹ đã bị giết là kết quả của tiền “thưởng,” đi một đường ranh giữa việc thừa nhận mối đe dọa được biết và tiềm năng đụng độ với Tổng Thống.
Tổng Thống Brazil Jair Bolsonaro, người đã đùa giỡn với những hiểm nguy của vi khuẩn, đã tuyên bố thử nghiệm dương tính trong lúc ông phát biểu trên truyền hình toàn quốc hôm Thứ Ba, 7 tháng 7. Ông là nhà lãnh đạo thứ hai trên thế giới, sau Thủ Tướng Anh Boris Johnson, xác nhận bị truyền nhiễm vi khuẩn. Với hơn 1.6 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn được xác nhận tính tới Thứ Ba, Brazil là nước bị lây lan nhiều thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Hơn 65,000 người đã thiệt mạng vì các biến chứng liên quan tới Covid-19 – cũng là nước có số tử vong cao thứ hai trên toàn cầu chỉ sau Mỹ. Các nhà nghiên cứu Brazil tin rằng con số thực sự còn nhiều hơn, cao hơn con số chính thức công bố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.