Hôm nay,  

Imf: Đất Nước Nhiều Mỏ Dầu Lại Là Tai Họa Cho Toàn Dân

27/06/200400:00:00(Xem: 5149)
WASHINGTON -- Qua Tạp chi Foreign Affairs số mới ra, Nancy Birdsall trưởng Trung tâm Phát triển Toàn Cầu và Arvind Sbubramanian thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo động dầu lửa là lời nguyền rủa đối với nhân dân của các nước có nhiều dầu.
Lịch sử cận đại cho thấy hàng triệu người Phi Châu đã chết trong cuộc nội chiến Biafra trong thập niên 1960, không phải do đói kém như báo chí Tây Phương viết, mà do tham vọng của dân Igbo của Nigeria muốn kiểm soát nguồn vàng đen này. Dầu lửa cũng không phải là lời chúc lành phù hộ cho nhân dân các nước đang kỹ nghệ hoá, mà là nguồn lợi kếch sù của những nhà giàu, tài phiệt tích lũy tiền dầu trong ngân hàng thay vì được đem ra phát triễn hạ tầng cơ sở, nâng cao mức sống cho nhân dân. Theo lý thuyết lỗi thời, dầu lửa là nguồn lợi cũng như á phiện ở Trung Á, mía đường ở Guyana, thuốc lá ở Nam Mỹ, làm động lòng tham của các Đế quốc và Thực dân đem quân đến chiếm, nô lệ hoá nhân dân địa phương.
Kinh nghiệm cận đại cho thất Nhựt, Đông Đức không có nguồn lợi dầu vẫn phát triễn, khi tập trung khai thác nguồn lợi từ tâm trí và kỹ thuật cao.

Dầu lửa nếu quốc hữu hoá, tuy có một phần nào có giảm gánh nặng thuế khoá cho người dân, có đóng góp vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội, bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân như A rập Saudi. Nhưng dầu cũng là phương tiện để nhà cầm quyền củng cố thế chế không dân chủ, như vua chúa và tài hay quân phiệt. Và quan trọng nhứt là tạo điều kiện cho tham ô, bòn rút của công một cách dễ dàng và vô tội vạ, như trường họp Angola gần đây đã biến đi đâu mất, một lần nguyên cả 4 tỷ Mỹ kim.
Dầu lửa nếu tư nhân hoá, tách rời ngưòi giàu nhờ dầu với chánh quyền như ở Nga, số tiền dầu không được đem ra phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân, Trái lại tiền dầu sẽ làm cho những người giàu về dầu trở thành một giai cấp quí tộc, như Vua dầu lửa của Tập đoàn Yukos ở Nga. Vì quá giàu nên muốn lủng đoạn chánh quyền bằng trốn thuế và hội lộ không chưa đủ, mà còn muốn khống chế chánh quyền qua việc ùng tiền mua chuộc lá phiếu, TT Putin phải chận đứng. Số tiền trốn thuế lớn đến nỗi công ty có thể phá sản, gây tai hoạ cho nền dầu khí của Nga, TT Nga phải cứu tập đoàn. Chính quần chúng nhân dân là nạn nhân sau cùng và trầm trọng nhứt trong vụ này.
Trong hiện tình của Iraq, Birdsall và Suramanian bác bỏ ý kiến tư nhân hoá nguồn dầu lửa Iraq, cho đó là cách làm giàu cho giai cấp giàu Iraq mà thôi. Hai Oâng chủ trương cần để quốc tế kiểm soát nguồn tài nguyên này và phân phối lợi tức cho nhân dân Iraq. Nhưng vết xe tham nhũng của tổ chức LHQ trong chương trình đổi dầu thực phẩm, làm cho nhiều người nghi ngại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.