Hôm nay,  

TQ Cấm Nhập Phế Liệu 1 Năm, Mỹ Ngập Rác Tái Chế Biến

11/03/201900:00:00(Xem: 3233)
Đã một năm kể từ khi Trung Quốc siết lại việc thực hiện các chương trình tái chế biến trên khắp thế giới bằng cách đóng cửa thị trường lớn nhất của kỹ nghệ này.

Chính sách “Thanh Kiếm Quốc Gia,” được thi hành vào tháng 1 năm 2018, cấm nhập cảng hầu hết đồ nhựa và những vật liệu khác đưa tới các nhà máy tái chế biến trên toàn quốc, mà đã giải quyết gần một nửa đồ phế thải có thể tái chế biến trong suốt một phần tư thế kỷ qua.

Chuyển biến này là nỗ lực để tạm ngưng các đồ phế thải dơ bẩn và ô nhiễm mà đã tràn ngập các cơ sở tái chế biến của Trung Quốc và đang khiến cho nước này bị vấn đề môi sinh khác – và đây là điều không phải do họ tạo ra.

Kể từ năm đó, nhập cảng đồ nhựa của Trung Quốc đã giảm tới 99%, đưa tới sự thay đổi lớn trên toàn cầu về vấn đề nơi nào và cách nào các đồ phế thải đưa vào tái chế biến được giải quyết. Trong khi nhiều đồ nhựa vẫn còn là mối quan tâm, việc nhập cảng giấy tạp của Trung Quốc cũng giảm xuống 1/3. Đồ nhôm và đồ kiếng được tái chế biến thì ít bị ảnh hưởng hơn bởi luật cấm.

Trên toàn cầu ngày càng có nhiều đồ nhựa đang chất đống tại các bãi rác, các lò đốt rác, hay như việc xả rác môi trường đang gia tăng chi phí để lôi đi những đồ tái chế biến ngày càng khiến cho việc thực hành không có lợi. Tại Anh Quốc, hơn một nửa triệu tấn đồ nhựa và những rác gia đình khác được đốt mỗi năm. Kỹ nghệ tái chế biến của Úc đang đối diện một cuộc khủng hoảng khi đất nước này đang chật vật để giải quyết 1.3 triệu tấn đồ phế thải có thể tái chế biến mà trước đây đã chở sang TQ.

Nhiều cộng đồng trên khắp đất nước Hoa Kỳ đã cắt giảm việc thu gom hay đình chỉ hoàn toàn các chương trình tái chế biến.

Khắp Hoa Kỳ, các chính quyền địa phương và những nhà máy tái chế biến đang tranh giành nhau để tìm những thị trường mới. Các cộng đồng từ Quận Douglas tại Oregon tới Hancock tại Maine, đều đã cắt giảm việc thug om hay đình chỉ hoàn toàn các chương trình tái chế biến, có nghĩa là nhiều cư dân chỉ ném đồ nhựa và giấy vào thùng rác. Một số cộng đồng, như Minneapolis, ngừng nhận đồ nhựa đen và ly nhựa. Những nơi khác, như Philadelphia, hiện đang đốt nhiều đồ tái chế biến tại nhà máy điện bằng chạy bằng đồ phế thải, nâng cao mối quan tâm về ô nhiễm không khí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.